Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm càng xanh chờ lũ

Tôm càng xanh chờ lũ
Ngày đăng: 18/09/2015

Mô hình nuôi tôm mùa lũ đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây, thậm chí còn được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.

Sống chung với lũ đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nam bộ, riêng đối với bà con nuôi TCX thì việc mong chờ một mùa lũ lại còn có ý nghĩa hơn, bởi vì “có lũ tràn đồng thì tôm mới trúng lớn”.

Nếu như những năm trước đây, theo đúng quy luật tự nhiên thì đầu tháng 7 âm lịch đã thấy nước lũ ngấp nghé chân ruộng.

Lúc này người dân đã thả tôm từ trước đó 2 - 3 tháng, rào lưới cẩn thận quanh vuông nuôi, chỉ chờ nước tràn đồng là tôm sẽ phát triển rất nhanh.

Tuy nhiên, từ 2 - 3 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa lũ hàng năm không còn tuân theo quy luật thường niên nữa mà lên xuống bất thường, thậm chí là không có lũ về.

Yếu tố quyết định giúp mô hình nuôi tôm mùa lũ phát triển nhanh chóng trong thời gian vừa qua chính là giúp người dân tận dụng được ưu thế của nước lũ.

Nếu như trên cùng diện tích bà con chỉ có thể trồng 2 vụ lúa ĐX và HT, khi lũ về chỉ bỏ trống đất thì nay tận dụng để nuôi TCX với lợi nhuận có thể lên đến hàng trăm triệu đồng cho 1 ha.

Nước lũ tràn qua vuông nuôi giúp tôm có môi trường sống lý tưởng, hàm lượng oxy hòa tan luôn ổn định ở mức cao, chất lượng nước tốt, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào… Chính vì vậy mà tôm mau lớn, hình thức đẹp, năng suât có thể lên đến 2 tấn/ha.

Còn người nuôi thì nhẹ công chăm sóc do không tốn thêm khoản chi phí để mua các loại hóa chất xử lý môi trường, chi phí thức ăn cũng giảm. Như vậy mùa lũ đã mang lại lợi ích kép cho bà con nuôi tôm.

Thế nhưng đến thời điểm này, mực nước trên các sông vẫn đang thấp hơn cùng kỳ năm 2014 từ 0,6 - 0,7 m. Năm 2014, mực nước lũ đã không đủ cao để chảy tràn qua các cánh đồng.

Năm nay, với diễn biến mực nước lũ như vậy, dự báo lại một năm nữa lũ không về với bà con nuôi tôm.

Hầu hết tôm trong ao nuôi đã được 3 - 4 tháng tuổi, lưới rào chắn xung quanh cũng đã được bà con chuẩn bị từ trước, giờ chỉ việc chờ nước dâng cao tràn qua vuông nuôi.

Vẫn còn 2 đợt triều cường (con nước) vào giữa và cuối tháng 8 (âm lịch). Nếu như đến thời điểm đó mà mực nước vẫn lên chậm thì xem như người nuôi tôm sẽ có một vụ mùa nữa khó khăn.

Để thay đổi được thói quen SX theo cách cũ của người nuôi tôm là điều không dễ. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến thời tiết bất thường như hiện nay đòi hỏi họ phải thích ứng để tiếp tục phát triển.
Chủ động điều khiển chất lượng nước bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào quá trình nuôi sẽ là giải pháp mang tính then chốt.

Các hộ nuôi đã quen với hình thức nuôi tôm phụ thuộc vào lũ, giờ đây khi lũ không về, các khoản chi phí đầu vào đều phải tăng cao.

Tốn thêm tiền mua các loại hóa chất cải tạo môi trường, bơm nước, thuốc điều trị bệnh… Đã vậy tôm lại chậm lớn, tôm càng xào nhiều, năng suất chỉ còn từ 1 - 1,2 tấn/ha.

Tôm chậm lớn, bán không được giá, một số hộ đã thua lỗ nhiều năm giờ không còn đủ vốn để tiếp tục nuôi nữa. Một số hộ khác vẫn tiếp tục với nghề nuôi TCX bởi vì “không biết nuôi con gì khác” hay vẫn đang trông chờ vào một mùa nước lũ đẹp đầy may rủi.

Chưa bao giờ, người nuôi tôm lại cảm nhận đầy đủ những tác hại trực tiếp của biến đổi khí hậu như hiện nay.

Cần tìm ra một hướng đi mới cho TCX, không thể phụ thuộc vào nước lũ tự nhiên mãi được. Giải pháp thiết thực nhất là phải có một quy trình nuôi tôm trong ao kín hoàn toàn, đê bao được làm cao hơn, mực nước được giữ ở độ sâu thích hợp, áp dụng các tiến bộ về khoa học vào hệ thống nuôi như quạt đảo nước, sử dụng các loại vi sinh ổn định môi trường...

Để làm được điều đó cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chuyên môn, đặc biệt là các cá nhân, tổ chức nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực thủy sản.

Người nuôi cũng cần được tập huấn để nắm bắt được các kỹ thuật nuôi mới, từ bỏ thói quen theo mô hình cũ. Có như vậy, mô hình nuôi TCX mới có thể tồn tại và phát triển bất chấp mực nước lũ hàng năm.


Có thể bạn quan tâm

Những Hộ Nuôi Hàu Đất Mũi Lãi Trên 1 Tỷ Đồng Những Hộ Nuôi Hàu Đất Mũi Lãi Trên 1 Tỷ Đồng

Năm 2014 những hộ nuôi hàu lồng ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau rất phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, hàu thương phẩm không bị rớt giá. Toàn xã Đất Mũi hiện có 17 bè nuôi hàu, khoảng 500 lồng. Đầu năm 2014, thả nuôi trên 100 tấn hàu giống, đến nay đã thu hoạch 170 tấn hàu thương phẩm trừ chi phí lãi trên 1 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ lãi trên 70 triệu đồng. Sau 8 tháng hàu giống đạt trọng lượng từ 4 - 5 con/kg và thu hoạch dần cho đến cuối năm, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh giá dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Hàu là loại dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là phù sa. Đặc biệt nuôi hàu cũng ít tốn công chăm sóc nên lợi nhuận đem lại từ con hàu thương phẩm rất lý tưởng. Hiện nay, những hộ nuôi hàu lồng xã Đất Mũi chuẩn bị hàu giống để nuôi lấp vụ.

04/12/2014
Để Cá Tra Về Giá Trị Thực Để Cá Tra Về Giá Trị Thực

Nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất khu vực ĐBSCL. Năm 2013 nuôi 1.994 ha, sản lượng đạt 365.437 tấn, XK đạt 182.714 tấn, giá trị kim ngạch hơn 473 triệu USD. Cá tra Đồng Tháp đã có mặt ở hơn 90 thị trường trên thế giới.

14/07/2014
Nam Định Nâng Cao Chất Lượng Con Giống Bảo Đảm Thành Công Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Nam Định Nâng Cao Chất Lượng Con Giống Bảo Đảm Thành Công Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định hiện phát triển sôi động cả ở vùng mặn lợ và nước ngọt; diện tích nuôi trồng đạt trên 15,5 nghìn ha với 40 vùng nuôi tập trung, sản lượng trung bình mỗi năm đạt 63,5 nghìn tấn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn và nuôi trồng được ứng dụng nhanh vào sản xuất.

04/12/2014
Người Nuôi Cá Điêu Hồng Đang Lãi Cao Người Nuôi Cá Điêu Hồng Đang Lãi Cao

Hơn một tháng qua, người nuôi cá điêu hồng ở Hợp tác xã (HTX) xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phấn khởi vì cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so với tháng trước và nông dân lãi hơn 6.000 đồng/kg cá. Tuy nhiên, giá cá thường bấp bênh, dịch bệnh tăng, chất lượng con giống và môi trường là những vấn đề khiến người nuôi cá điêu hồng không an tâm.

14/07/2014
Hàu Chết, Dân Mất Tiền Tỷ Hàu Chết, Dân Mất Tiền Tỷ

Từ tháng 3 đến nay, hàu nuôi tại Long Sơn xảy ra hiện tượng chết kéo dài và hàng loạt nhưng chưa rõ nguyên nhân. Có người mất trắng cả tỷ đồng, có người còn chút vốn liếng muốn gầy lại đợt hàu sau nhưng không dám vì sợ rủi ro.

04/12/2014