Nông Dân Ào Ạt Phá Bỏ Ruộng Mía Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chiều 20-2, ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết, trong 8.215ha mía thì đến nay nông dân thu hoạch hơn 4.000ha; hiện các xã Đại Ân 1, An Thạnh Nam, An Thạnh Ba… đang vào giai đoạn thu hoạch cao điểm, nhưng nông dân không vui bởi giá mía quá thấp. Hiện thương lái mua mía tại ruộng chỉ có 700 đồng/kg, tính ra nông dân từ hòa vốn đến lỗ sau gần một năm trồng mía.
Do 2 năm liên tục bị lỗ, nên nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung sau khi thu hoạch xong đã phá bỏ ruộng mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng bắp lai, khoai lang, ổi… Dự kiến vụ mía 2014-2015 sẽ có hơn 500ha mía bị phá bỏ. Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm từ 8.215ha mía hiện nay xuống còn khoảng 4.000ha, bởi cây mía ngày càng kém hiệu quả.
Tại Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Hậu Giang… nhiều nông dân cũng ào ạt bỏ cây mía. Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), lo lắng, nếu như vụ rồi toàn huyện có 9.550ha mía thì vụ mới này nông dân các xã Phương Phú, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ… đã phá bỏ khoảng 700ha mía để trồng cây khác. Với đà này, chủ trương của huyện chỉ cố gắng giữ khoảng 5.500ha mía đến năm 2015, nhưng rất khó.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mục tiêu của chương trình hợp tác giữa Tổ chức Phát triển nông nghiệp quốc tế của Liên Hợp Quốc (IPAD) và các tổ chức nông dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương giai đoạn II. Hội thảo khởi động chương trình được IPAD và T.Ư Hội NDVN tổ chức ngày 27.3 tại Hà Nội.

Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống. Đây là thế mạnh, nhưng cũng là điểm yếu nếu ta tưởng rằng đã biết quá rõ về nông nghiệp và không thấy cần phải thay đổi.

Với số vốn một tỷ đồng, bà Lê Thùy Hương cùng đối tác Nhật đang dồn sức cho kế hoạch trồng dâu tây trên cao nguyên Mộc Châu, ước tính đem lại cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi tôm đã khó, việc đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ giá trị mặt hàng này. Trước tình hình tôm nuôi bị thiệt hại diễn ra phức tạp, việc giảm áp lực môi trường ao nuôi, vùng nuôi do sử dụng thuốc, hóa chất đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh qua nhiều năm nuôi liên tiếp, đã nhanh chóng làm lão hóa môi trường ao nuôi là điều khó tránh khỏi.

Nhân Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4), các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tiến hành thả cá, tôm giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2014.