Cải Thiện Cung Cấp Dịch Vụ Tới Hộ Nghèo

Đó là mục tiêu của chương trình hợp tác giữa Tổ chức Phát triển nông nghiệp quốc tế của Liên Hợp Quốc (IPAD) và các tổ chức nông dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương giai đoạn II. Hội thảo khởi động chương trình được IPAD và T.Ư Hội NDVN tổ chức ngày 27.3 tại Hà Nội.
Tăng năng lực cho người nghèo
Phát biểu tại hội thảo, ông Jong-Ha Bae - Trưởng đại diện Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đại diện IPAD cho biết, chương trình hợp tác trung hạn giữa IPAD và các tổ chức nông dân (ND) khu vực châu Á và Thái Bình Dương giai đoạn II (MTCP II) sẽ hướng đến đối tượng là ND sản xuất nhỏ; tổ chức ND địa phương.
Mục tiêu của chương trình là tăng năng lực cho người nghèo và tổ chức của ND thông qua việc tham vấn chính sách có liên quan đến ND sản xuất nhỏ, cải thiện việc cung cấp các dịch vụ cho người nghèo ở nông thôn.
Theo bà Vũ Lê Y Voan- Phó Trưởng ban Hợp tác Quốc tế (T.Ư Hội NDVN), MTCP II là chương trình tiếp nối MTCP I được thực hiện từ 2009 - 2012. Tại Việt Nam, MTCP I đã tiến hành nhiều họat động tăng cường năng lực nghiên cứu, vận động chính sách cho Hội NDVN, trong đó đáng kể nhất là diễn đàn ND quốc gia về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong liên kết 4 nhà; hội thảo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, Hội ND tham gia xây dựng HTX vùng dự án IPAD… MTCP I đã rút ra một số kinh nghiệm và xác định được những thách thức của ND, Hội ND, nâng cao vai trò và sự tham gia của các tổ chức ND trong phát triển kinh tế, xã hội nông thôn…
Ông Lưu Văn Quảng- Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Kạn chia sẻ: “Bên cạnh nâng cao năng lực cho cán bộ hội, việc thực hiện MTCP I còn giúp Hội ND tỉnh Bắc Kạn hình thành các nhóm, CLB ND cùng sở thích; đào tạo được đội ngũ giảng viên ND vốn là các ND SXKD giỏi. Đây là những giảng viên trực tiếp tham gia tập huấn, hướng dẫn hội viên, ND trong trồng trọt, chăn nuôi…
Nâng cao năng lực phản biện chính sách
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những giải pháp thực hiện các mục tiêu trong chương trình MTCP II.
Theo ông Hoàng Trọng Thủy, MTCP II cần tập trung xây dựng, củng cố Hội ND cơ sở (cấp xã); đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt Hội NDVN và cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, ban T.Ư Hội NDVN về xây dựng chính sách, quy trình xây dựng chính sách, cách thức và năng lực phản biện xã hội về chính sách.
Ông Hoàng Trọng Thủy - Tổng Biên tập Tạp chí Nông Thôn Mới đã nêu 7 thách thức trong phát triển nông nghiệp, ND, nông thôn hiện nay.
Ông Thủy thẳng thắn, cán bộ Hội ND còn nặng tư duy chính trị, sản xuất theo khối lượng, thiếu tư duy về thị trường và chuỗi giá trị hàng hóa nông sản theo ngành, hàng; thiếu tư duy tham gia phản biện chính sách. Cán bộ hội phải có năng lực phản biện chính sách ngay từ khâu hoạch định...
Hội ND tỉnh Thanh Hóa là một trong những đơn vị thực hiện khá hiệu quả họat động cung cấp dịch vụ hỗ trợ ND, nhất là nhóm ND sản xuất nhỏ, hộ ND nghèo. Tuy nhiên ông Hoàng Văn Lưu - Chủ tịch Hội ND tỉnh thừa nhận, việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ ND hiện nay đang gặp không ít khó khăn, trong đó có vấn đề về năng lực của cán bộ.
“Tôi mong muốn MTCP II giúp nâng cao năng lực cho cán bộ hội cơ sở, giúp ND tổ chức sản xuất, tìm thị trường, thành lập các tổ hợp tác; tập huấn cho các nhóm ND về kỹ năng thương thảo, đàm phán hợp đồng”- ông Lưu kiến nghị.
Ông Trần Duy Việt - Chủ tịch Hội ND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ giải pháp trong vận động chính sách liên quan đến hội viên, ND. Đây sẽ là những kinh nghiệm thực tiễn được bổ sung, nhân rộng trong quá trình thực hiện MTCP II...
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, cá, tôm, hàu nuôi tại các lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu) vẫn chết rải rác. Đỉnh điểm là vào giữa tháng 6-2015, hiện tượng cá, tôm chết với mật độ cao hơn. Theo các hộ nuôi, để đưa nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và vào quy hoạch ổn định thì phải giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 3.800 ha đất lúa sang trồng bắp và rau màu. Cụ thể, ở vụ đông xuân 2014 -2015, toàn tỉnh chuyển đổi trên 3.400 ha, trong đó diện tích trồng bắp chiếm gần 2.600 ha. Riêng vụ hè thu 2015, huyện Hàm Thuận Bắc chuyển đổi 95 ha đất trồng lúa sang trồng rau các loại và huyện Tánh Linh chuyển đổi 400 ha đất trồng lúa sang trồng bắp.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Hội Nông dân thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá lăng nha cho 30 hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Sở NN&PTNT cho biết, thời gian qua đã có 14.000 ha tôm nuôi sinh thái của Cà Mau được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế. Trong thời gian tới, ngành sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận nuôi trồng thủy sản quốc tế để từng bước nâng cao giá trị con tôm Cà Mau.

Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Bình Định hiện có 6.781 tàu thuyền, giảm 311 chiếc so với cùng kỳ. Sở dĩ số lượng tàu thuyền giảm là do ngư dân đã bán những tàu có công suất nhỏ để đầu tư nâng cấp hoặc đóng mới tàu cá có công suất lớn hơn và trang bị các thiết bị hiện đại để khai thác thủy sản xa bờ.