Nông dân Anh Sơn cứu chè sau mưa

Sau cơn mưa, chúng tôi có mặt tại những đồi chè đội 29, xã Long Sơn, Anh Sơn. Có những đồi chè đã xanh hẳn, có những đồi chè mới chỉ nhú mầm.
Gia đình anh Nguyễn Như Liên ở đội chè 29, xã Long Sơn, Anh Sơn có hơn 1 ha chè công nghiệp, trong đợt nắng vừa rồi đã làm cho diện tích chè gia đình anh chết hơn một nửa, số còn lại cũng bị cháy lá nghiêm trọng. Uớc tính thiệt hại lên đến 60 - 70 triệu đồng. Nhờ những cơn mưa dài trong những ngày qua đã phần nào giải cứu cho ruộng chè của gia đình anh. Sau cơn mưa, những mầm chè mới cũng đã bắt đầu được nhú lên thay cho màu đen của những cành chè mới cháy.
Nhiều diện tích chè được giải cứu sau những cơn mưa vàng
Anh Liên chia sẻ. "Những cơn mưa vàng quý lắm, nhưng nếu mưa đến sớm khoảng nửa tháng sẽ cứu được nhiều diện tích chè hơn". Anh cũng cho biết thêm: Để chăm sóc diện tích chè bị cháy, gia đình tôi đã chuẩn bị 6 tấn phân, đợi ít hôm nữa đất ráo sẽ bỏ phân bón thúc cho cây chè nhanh được phục hồi.
Tuy nhiên, mưa xuống không phải diện tích chè nào cũng được hồi xanh. Gia đình Nguyễn Thị Liễu ở đội 29, xã Long Sơn có 0,5 ha chè chỉ còn một vài cây chè là chống chịu được với cái hạn kéo dài.
Tuy nhiên, nhiều diện tích chè không thể phục hồi do thiệt hại quá nặng
Chị Liễu buồn bã nói: “Mưa lớn nhưng do diện tích chè đã bị chết nên không thể nào hồi phục được, coi như vụ chè năm nay gia đình tôi mất trắng. Mất đi nguồn thu nhập không biết thời gian tới lấy tiền đâu để trồng lại chè mới đây. Trong khi đó thì trồng chè cần đến tiền giống, tiền phân bón và đến cả tiền công đào rãnh nữa. Và 3 năm sau nếu không bị hạn thì diện tích chè đó mới có thu hoạch".
Ông Nguyễn Công Thế - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Anh Sơn cho biết: Trong đợt nắng hạn vừa qua đã có 300 ha chè bị chết, đây chủ yếu là diện tích chè trồng mới của năm 2013 và 2014. Diện tích chè kinh doanh bị ảnh hưởng là 1.500 ha. Ngay sau khi có mưa, huyện Anh Sơn đã chỉ đạo phòng nông nghiệp huyện kiểm tra tình hình thực tế tại các vùng chè, chỉ đạo người dân tập trung chăm sóc, bón phân đạm, khắc phục lại diện tích chè đã bị thiệt hại. Những diện tích chè bị chết thì hướng dẫn người dân tiếp tục trồng mới để đảm bảo vùng nguyên liệu trên địa bàn.
Mưa lớn đã giúp cho nhiều diện tích chè của huyện Anh Sơn đã được "giải nhiệt", tuy nhiên diện tích chè chết của người dân hiện vẫn rất lớn. Người dân Anh Sơn mong chính quyền các cấp có cơ chế hỗ trợ khắc phục để tiếp tục trồng lại diện tích chè bị chết sau hạn.
Có thể bạn quan tâm

Ổn định diện tích cây ăn quả, tập trung cải tạo vườn tạp, đưa giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất - Đó là hướng phát triển cây ăn quả ở Mường La (Sơn La) trong những năm gần đây, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) hiện có 71ha đất liếp được nông dân trồng chuyên canh mãng cầu xiêm, trong đó có 28ha trồng mới, số còn lại đang trong giai đoạn cho trái. Trồng mãng cầu nhẹ chi phí và công chăm sóc nhưng thu nhập khá cao.

Với tổng diện tích tự nhiên gần 2.092 ha, trong đó có gần 1.457 ha đất nông nghiệp, An Hải là một trong 3 xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Từ thực tế sản xuất, Ban Phát triển xã và người dân các thôn đã lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên vì người nghèo, trong đó đáng chú ý là chuỗi giá trị nho, cây trồng thế mạnh của địa phương.
Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) trồng hơn 100ha măng cụt. Nếu như thời điểm thu hoạch rộ măng cụt giảm mạnh có lúc 20.000 đồng/kg, giảm hơn phân nửa so với đầu vụ thì hiện nay giá tăng trở lại.

Tân Lập, một thôn của xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng xưa nay có truyền thống trồng rau thương phẩm. Không chỉ dừng lại ở những cây rau truyền thống ven sông Đa Nhim như cà chua, ớt sừng hay cải thảo, bà con Tân Lập còn cung cấp cho thị trường các loại rau thơm. Và Tổ hợp tác Chính Nghĩa, nơi tập trung những người trồng rau thơm đã đồng hành cùng bà con, giúp diện tích rau thơm ở đây ngày càng mở rộng.