Nỗi lo tiêu rụng trái non

Tuy nhiên, không ít người lại bày tỏ lo lắng, liệu đây có phải là một loại bệnh gây hại phát sinh trên cây hồ tiêu?
Chị Thảo bên những chùm tiêu non bị rụng.
Nhờ chăm sóc tốt, 400 trụ tiêu được ông Tống Kim Chinh (thôn 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) trồng từ năm 2012 giờ đã phủ kín trụ và bước vào mùa cho thu hoạch thứ hai.
Trước đây, khác với hầu hết hộ trồng tiêu khác, ông Chinh quyết định không cắt dây bán mà giữ lại, chỉ cắt tỉa để giữ sức cho tiêu.
Từ đầu mùa mưa đến nay, dù thời tiết không mưa nhiều nhưng các chùm tiêu non đang trong giai đoạn tạo hạt lại thi nhau rụng.
“Lúc tiêu ra hoa, đậu hạt cũng có hiện tượng rụng hoa, rụng hạt non nhưng ít thôi. Đến tầm tháng 6, tháng 7 vừa qua là tiêu rụng mạnh nhất; có cây rụng xanh gốc, nhìn xót lắm”-ông Chinh nói.
Theo ước tính của ông Chinh, vụ này thấy tiêu ra hoa rất đạt nên đầu vụ vợ chồng ông dự kiến sẽ thu được khoảng 1,3 - 1,4 tấn tiêu khô.
Vậy nhưng do tiêu non rụng quá nhiều, bây giờ khả năng sẽ chỉ còn thu được chừng 1 tấn. Xung quanh đây hầu như vườn nào cũng xuất hiện tiêu rụng hạt.
Có hộ tìm mua thuốc về xử lý, song cũng có hộ cứ để mặc chứ không dám tự tiện bơm thuốc.
Tương tự, vườn tiêu của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (cùng ở thôn 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cũng liên tiếp xuất hiện tình trạng hạt tiêu non bị rụng chừng 2 tháng đổ lại đây. Theo lời chị Thảo, vườn tiêu nhà chị năm nay không sai lắm nhưng chẳng hiểu sao vẫn rụng rất nhiều.
“250 trụ tiêu này mỗi năm mình bón khoảng 1 tạ phân hóa học, bơm thuốc phòng bệnh đầy đủ và bón lót thêm phân chuồng. Tiêu xanh và phát triển bình thường nhưng chùm hạt vẫn bị rụng.
Điều lạ là, chùm hạt rụng không có biểu hiện bị thối đen mà vẫn xanh tươi như khi còn ở trên cây”-chị Thảo cho biết.
Năm nay, thời tiết ít mưa nên người trồng tiêu phần nào vơi bớt nỗi lo vì bệnh chết nhanh, chết chậm hoành hành như các năm trước đây.
Tuy vậy, trước tình trạng tiêu non bị rụng xảy ra tại các vườn tiêu, người trồng tiêu tại huyện Ia Grai đang rất lo lắng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai, cho biết:
Hiện tại, theo thông tin tại các địa phương báo về chưa ghi nhận diễn biến bất thường tại các vườn tiêu của người dân. Trước tình hình này, chúng tôi sẽ cử cán bộ xuống điều tra, xác minh lại vấn đề để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước với tổng diện tích trên 500.000ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích đứng đầu khu vực với trên 190.000ha. Tại Đắk Lắk hiện có 50.000ha cà phê đang bước vào giai đoạn già cỗi, hiệu quả kinh doanh thấp.