Niên Vụ Mía 2012 – 2013, Năng Suất Ước Đạt 95 Tấn/ha

Niên vụ mía 2012 - 2013, nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã trồng mới và lưu gốc được 2.700 ha mía, đạt 100% kế hoạch, tập trung ở các xã: Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Thuận và Mỹ Phước.
Hiện nông dân trồng mía đã ký hợp đồng bao tiêu hơn 911 ha gồm: Nhà máy Đường Sóc Trăng 300 ha, với giá 830 đồng đối với mía đạt 10 chữ đường và Nhà máy Đường cồn Long Mỹ Phát (Hậu Giang) hơn 611 ha, với giá 800 đồng đối với mía 10 chữ đường. Tính đến nay, bà con đã thu hoạch gần xong diện tích mía với năng suất ước đạt 95 tấn/ha. Ông Lê Hữu Trí, ở ấp Mỹ Khánh B, xã Long Hưng cho biết: “Với 5 công đất trồng mía vừa rồi gia đình tui thu hoạch được gần 60 tấn, bán được 780 đồng/kg. Với giá này, nông dân trồng mía như tôi chỉ còn lãi chút đỉnh từ 200 đến 300 đồng/kg”. Ngành Nông nghiệp huyện Mỹ Tú khuyến cáo bà con trồng mía nên hạn chế việc lưu mía để chờ giá vì càng để lâu chất lượng không được đảm bảo. Để niên vụ mía 2013 - 2014 đạt kết quả tốt, hiện ngành Nông nghiệp huyện đang tích cực chỉ đạo công tác thu hoạch, đồng thời tiến hành rà soát định hướng diện tích trồng.
Có thể bạn quan tâm

Phú Yên là một trong 3 tỉnh được chọn triển khai thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Ngành Nông nghiệp đang khởi động các chương trình để thực hiện mô hình này thành công, nhất là đầu tư đồng bộ từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, đến xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá…

Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.

Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.

Vùng duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ xác định vùng này sẽ trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với các ngư trường trọng điểm. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những định hướng và giải pháp xúc tiến thu hút đầu tư đúng đắn để tận dụng các lợi thế vốn có của từng địa phương trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể của vùng nhằm nâng cao giá trị ngành thủy sản.

Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.