Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm được triển khai thực hiện tại hộ gia đình anh Trần Văn Vững, thôn Châu Hà, xã Quảng Lợi (ảnh) từ cuối tháng 5-2013, diện tích ao nuôi 1.000m2, với 10.000 con cá giống. Trước khi tham gia mô hình, anh Trần Văn Vững đã được tập huấn, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Hội nghề cá và Đoàn Thanh niên huyện hỗ trợ về con giống, thức ăn, và tư vấn, hướng dẫn về kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Qua hơn 3 tháng nuôi, đến nay gia đình anh Vững đã thành công với mô hình này, hiện tỷ lệ cá sống từ 80 - 85%, cá đạt trọng lượng từ 7 - 8 con/kg. Cá rô đầu vuông có ưu điểm là sinh trưởng nhanh hơn cá rô đồng, thức ăn cho cá phong phú gồm: sinh vật phù du, thức ăn công nghiệp… Trần Văn Vững chia sẻ: “Cá rô đầu vuông trên thị trường hiện đang bán với giá khoảng 60.000 đồng/kg.
Để nuôi thành công cá rô đầu vuông cần cải tạo, khử khuẩn ao nuôi thật tốt, thay nước ao thường xuyên. Trong quá trình nuôi cần chú ý theo dõi, phát hiện một số bệnh thường gặp như nấm và phòng bệnh bằng cách dùng vôi để khử trùng ao nuôi, ngoài ra có thể kết hợp nuôi cá rô đầu vuông với một số cá nước ngọt khác. Đây là mô hình có thể nhân rộng trên địa bàn xã Quảng Lợi cũng như các địa phương khác trên địa bàn huyện”.
Với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà không chỉ giúp đoàn viên, nông dân trên địa bàn huyện phát triển kinh tế nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trên địa bàn huyện có thể phát triển và nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (TX. Gò Công) được thành lập ngày 21-8-2006, hoạt động chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Đến nay, HTX đã không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu của mình, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

Vừa qua, mô hình nuôi chim trĩ đỏ được Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phối hợp Phòng Kinh tế huyện Đức Linh tổ chức hội thảo, nghiệm thu. Qua ghi nhận ý kiến của chủ hộ tham gia và đại diện đơn vị chức năng, đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả.

Gia đình ông Huỳnh Văn Tánh, một trong những hộ dân trồng nhiều tiêu ở xã Trà Tân với hơn 3.000 trụ. Năm trước vườn tiêu của ông cho thu hoạch gần 10 tấn hạt, thu hoạch khá. Nhưng mấy tháng gần đây, hơn 80% các trụ tiêu nhà ông cứ lần lượt vàng lá, thối rễ chết hoàn toàn.

“Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) lo lắng: “Người nông dân nuôi tôm lúc nào cũng đối mặt với rủi ro trong các vụ sản xuất. Thế nhưng khi nuôi thành công thì bị ép giá thu mua do cung vượt cầu hay một lý do nào đó. Việc DOC đánh thuế vào doanh nghiệp, nhưng thực tế lại trúng người nông dân. Vì khi doanh nghiệp chịu thuế cao thì chắc chắn họ sẽ hạ giá thu mua tôm nguyên liệu”.

Theo thống kê, từ ngày 1/2/2014 đến nay phía DG SANCO (thuộc Ủy ban châu Âu) đã phát hiện 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng đã bị cấm trên cây húng quế (Ocimum santum) và mướp đắng (Momordica charantia).