Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Toàn Đực

Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Toàn Đực
Ngày đăng: 19/09/2013

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.

Vì vậy, nhiều hộ đã tìm đến trung tâm giống của các tỉnh lân cận với hy vọng sẽ tìm được nguồn giống tốt. Tại Trung tâm Giống An Giang, sau khi được giới thiệu và tìm hiểu kỹ về giống tôm toàn đực, được sản xuất theo công nghệ mới, một số hộ nuôi tôm đã mạnh dạn đưa giống tôm này vào nuôi thử nghiệm. Bước đầu giống tôm toàn đực cho kết quả khả quan.

Ông Nguyễn Văn Sĩ ngụ xã Tân Mỹ (Lấp Vò) có 2ha đất nuôi tôm. Tháng 3/2013, ông mua 100.000 con tôm giống toàn đực tại Trung tâm giống An Giang với giá 360 đồng/con thả nuôi thử nghiệm trên vuông tôm diện tích 1ha. Còn lại, 1ha ông thả 150.000 con tôm post được mua ở một cơ sở khác với giá là 180 đồng/con. Cùng điều kiện chăm sóc, cùng loại thức ăn nhưng hiện nay số con và trọng lượng tôm giữa 2 ô bao có sự chênh lệch khá lớn.

"Giống tôm toàn đực có tỷ lệ sống rất cao, khoảng 85%. 1ha có thể thu lãi trên dưới 200 triệu đồng, trong khi giống tôm thường thì phải thu tỉa tôm trứng nên 1ha thu lãi được 100 triệu đồng", ông Nguyễn Văn Sĩ cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Huấn ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B đã thành công với mô hình nuôi tôm toàn đực cũng cho biết: "Giống tôm đực mới có năng suất rất cao vì với 90.000 con giống, thu hoạch trên 400 triệu đồng khi tổng chi phí đầu tư trọn vụ là 160 triệu đồng. Như vậy nuôi 90.000 con bảo đảm lãi 200 triệu đồng".

Vụ tôm năm 2013 này, toàn huyện Lấp Vò có hơn 150 hộ nuôi tôm với diện tích 185ha. Ông Lâm Minh Điển - Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Lấp Vò cho biết: "Huyện Lấp Vò có 9 hộ nuôi tôm toàn đực với diện tích khoảng 11ha tập trung chủ yếu ở Mỹ An Hưng B, Long Hưng B, Tân Mỹ. Hiện nay, các hộ trên đã nuôi được khoảng 6 tháng, tốc độ tăng trưởng của tôm toàn đực tương đối nhanh, kích cỡ đồng đều, màu sắc đẹp, đặc biệt tỷ lệ sống cao.

Với những ưu thế vượt trội của giống tôm toàn đực sẽ giúp nhiều hộ nuôi tôm giải quyết được bài toán "đau đầu" về con giống, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Đoạn Đường... Chuối Hột Đoạn Đường... Chuối Hột

Khi ghé vào bất kỳ điểm bán chuối hột nào ở khu vực này, người mua thường được giới thiệu… về chuối, không phải ăn như thế nào, mà là công dụng trị bệnh của nó. Ghé một điểm bán dựng bảng quảng cáo nét chữ viết bằng tay “Kim Nhĩ, bán chuối hột sỉ và lẻ, điện thoại…”, cô bán hàng vui vẻ chào mời.

07/11/2014
Huyện Phú Tân (Cà Mau) Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Tiếp Tục Tăng Mạnh Huyện Phú Tân (Cà Mau) Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Tiếp Tục Tăng Mạnh

Đến thời điểm này, huyện Phú Tân đã thu hoạch hơn 1.200 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha. Những tháng đầu năm, tình hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện gặp khó khăn về giá cả, thiếu điện cũng như các yếu tố đầu vào tăng cao; tuy nhiên, diện tích nuôi tôm công nghiệp vẫn tăng khá cao.

07/11/2014
Hội Nông Dân Xã Quảng Hợp Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Dê Hội Nông Dân Xã Quảng Hợp Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Dê

Quảng Hợp có diện tích đất rừng khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển mô hình chăn nuôi dê thả rừng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình chăn nuôi dê núi của một số hội viên điển hình, Hội Nông dân xã đã tích cực vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, từ những mô hình chăn nuôi kém hiệu quả sang nuôi dê thả rừng.

07/11/2014
Sầu Riêng Sốt Giá, Hiếm Hàng Sầu Riêng Sốt Giá, Hiếm Hàng

Chị Nguyễn Thị Quyên- tiểu thương chợ Vĩnh Long cho biết: Khoảng 1 tháng nay, giá sầu riêng tăng mạnh lại khan hiếm hàng. Nguyên nhân là do nghịch mùa, nhu cầu xuất khẩu tăng. Phần lớn phải mua sầu riêng sống, để chín dần, trái xấu cũng mua mới có hàng bán. Nhập khoảng 200 kg/đợt, bán 4 - 5 ngày mới hết, sức mua cũng không tăng nhiều.

07/11/2014
An Giang Khôi Phục Giống Iều Ở Xứ Cồn An Giang Khôi Phục Giống Iều Ở Xứ Cồn

Theo ông Bình, cây iều trước đây là loại rất phổ biến ở địa phương theo kiểu ăn chơi. Do nước lũ, người dân đã chặt bỏ để trồng bắp, cà, sả… nên từ rất lâu không còn nghe ai nhắc đến và cây iều gần như “tiệt chủng”. Trong một lần đi học tập kinh nghiệm làm ăn ở các tỉnh miền Đông, gặp cây iều có cái tên là lạ, ông đã xin giống đem về trồng.

07/11/2014