Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Giỏi

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Giỏi
Ngày đăng: 19/09/2013

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.

Chị Trà, vợ anh Hùng, cho biết: “Trung bình mỗi ngày đàn gà đẻ 1.000 trứng, cứ 5 ngày tôi cho vào lò ấp một đợt, đến khi gà con nở ra thì bán. Với giá 9.000 đồng/con gà giống như hiện nay, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng lãi khoảng 15 triệu đồng”. Anh Hùng chia sẻ thêm: “Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn gà, nếu thấy con nào có biểu hiện khác thường thì bắt nhốt riêng để tìm cách xử lý. Hàng ngày phải vệ sinh, xử lý chất thải; phun thuốc khử trùng chuồng trại định kỳ. Bên cạnh đó, cần tiêm vắc xin, bổ sung vitamin và khoáng chất từ 2-3 lần/tuần vào khẩu phần thức ăn của gà. Có như vậy gà mới đẻ trứng đều đặn, khi ấp nở gà con khỏe, đảm bảo chất lượng thì người mua mới ưa chuộng”.

Anh Hùng còn đầu tư nuôi 15 con heo thịt/lứa, xuất bán 2 lứa/năm. Kết hợp nuôi gà và heo, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng. Anh Hùng tâm sự: “Mấy năm gần đây gia đình tôi thu nhập cũng khá, xây được nhà ở khang trang, có điều kiện lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Sắp tới, tôi sẽ đầu tư cơ sở vật chất để nuôi thêm khoảng 1.000 con gà đẻ nữa”.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế từ nuôi gà của anh Hùng, ông Võ Thành Nhẫn, Phó Chủ tịch UBND xã Tây An, cho biết: “Với quyết tâm thoát nghèo, vợ chồng anh Hùng đã có hướng đi đúng và đã thành công, có được cơ ngơi vững vàng. Chính quyền xã luôn khuyến khích người dân mở những trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm như anh Hùng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương”.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

09/10/2013
Tăng Cường Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghiệp Tăng Cường Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghiệp

Với thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, UBND xã Long Tân (Dầu Tiếng - Bình Dương) tập trung khuyến khích người dân trên địa bàn đầu tư vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu ở các trang trại.

09/10/2013
Phát Triển Kinh Tế Hộ Gia Đình Với Mô Hình Chăn Nuôi Dê Sinh Sản Phát Triển Kinh Tế Hộ Gia Đình Với Mô Hình Chăn Nuôi Dê Sinh Sản

Dê Bách Thảo là giống dê thịt kiêm dụng sữa, tính nết hiền lành có thể chăn thả hay nuôi nhốt hoàn toàn. Dê Bách Thảo với nhiều ưu điểm như không cạnh tranh lương thực với con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác.

11/10/2013
Phát Triển 5.380 Con Bò Sữa Phát Triển 5.380 Con Bò Sữa

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), đến nay, tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện lên đến gần 5.380 con, trong đó bò sữa nuôi trong hộ gia đình gần 3.610 con; bò sữa nuôi trong các doanh nghiệp là 1.770 con (Vinamilk 820 con, Dalatmilk 500 con và Agrivina 450 con), năng suất sữa trung bình khoảng 20 lít/con/ngày, tổng sản lượng sữa đạt 6 tấn/con với chu kỳ 10 tháng trong năm.

11/10/2013
Giá Tôm Thẻ Giảm Nhẹ Giá Tôm Thẻ Giảm Nhẹ

Nguyên nhân giá tôm thẻ giảm nhẹ trong khoảng một tuần nay được giới kinh doanh nhận định là do nhiều thương lái Trung Quốc đã rút khỏi địa bàn. Cũng có thông tin cho rằng, giá tôm giảm nhẹ còn có nguyên nhân do Indonesia bắt đầu vào vụ thu hoạch tôm, với sản lượng được dự đoán là khá cao.

12/10/2013