Những trái ngon đất Việt đắt hàng xuất ngoại

Theo Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, từ ngày 17.9.2015, Nhật Bản sẽ mở cửa cho xoài Cát Chu của Việt Nam vào thị trường nước này.
Cụ thể, giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và được cơ quan chức năng Nhật Bản đồng ý cấp phép nhập khẩu.
Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng (tương tự trái thanh long).
Cùng với xoài, thanh long cũng là loại quả chinh phục được thị trường khó tính Nhật Bản. Ngoài ra, thanh long Việt còn có mặt ở nhiều nước khác như: Mỹ, Hàn Quốc....
Trang cá nhân của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) - ông Phạm Bình Đàm - mới đây chia sẻ hình ảnh của quả thanh long Việt tại một siêu thị ở Dubai.
Theo đó, thanh long ruột trắng Việt Nam được quảng cáo và bán với mức giá lên tới 14,95 dirham/kg (tương đương gần 100.000 đồng/kg).
Được biết, tại New Zealand, trái thanh long đã trải qua các khâu kiểm dịch thực phẩm, được xử lý bằng hơi nước nóng, nhiệt độ trái đạt ít nhất 46,5 độ C và ít nhất là 45 phút, đáp ứng Tiêu chuẩn về sức khỏe trong hoạt động nhập khẩu của Bộ Công nghiệp Cơ bản New Zealand.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, 2 tấn nhãn đầu tiên đã được xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy số lượng còn hạn chế, song đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân.
Để trái nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ, dịch hại trên cây nhãn được theo dõi và phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật, đảm bảo để quả nhãn phát triển tốt. Các hộ tham gia vùng nhãn xuất khẩu đều tích cực thực hiện các quy trình sản xuất theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, nhãn sai quả, đồng đều, mã đẹp.
Chôm chôm cũng là loại quả được xuất khẩu sang Mỹ, Ả Rập, Hà Lan, Hàn Quốc...
Để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cũng như những trái cây khác, chôm chôm phải đạt tiêu chuẩn Global GAP và VietGAP.
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre là những địa phương có diện tích trồng chôm chôm xuất khẩu nhiều nhất.
Nếu như mọi năm con đường duy nhất của quả vải chính là ngược lên phía Bắc để tiêu thụ, thì năm nay,vải thiều Việt Namlại được ưa chuộng tại nhiều thị trường nước ngoài, chinh phục cả những thị trường vốn rất khó tính như Mỹ, Canada, Australia, Pháp…
Không chỉ “gây bão” nơi trời Tây mà vải thiều Việt Nam cũng đang gây được tiếng vang tại thị trường Đông Nam Á, cụ thể là Malaysia khi 1,5 tấn vải Việt được người dân nơi đây đón nhận rất tích cực.
Có thể bạn quan tâm

Với niềm đam mê chăn nuôi, anh Võ Đình Duẫn (thôn Bắc Lân, xã Ba Động, Ba Tơ) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi heo khép kín. Sau 3 năm, mô hình này đã mang lại doanh thu tiền tỷ cho gia đình anh.

Tháng Tám, núi rừng Ba Tơ bạt ngàn xanh. Đó là màu xanh của ruộng mía, rẫy keo. Ông Lê Hàn Phong- Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết: “Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Ba Tơ đã tiếp tục phát huy thế mạnh của đất đồi rừng, trồng đa dạng cây nguyên liệu, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân...”.

Kết quả điều tra của VCCI cho thấy phần lớn doanh nghiệp chưa nắm rõ thông tin từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đối tượng buôn lậu sử dụng hóa đơn xuất hàng, thay nhãn hiệu bao bì đường trong nước để đưa đường cát Thái Lan vào nội địa tiêu thụ.

Thủy sản Việt Nam ngon có tiếng trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đứng ở tốp đầu nhưng người tiêu dùng trong nước muốn ăn hàng ngon không phải dễ