Những Tố Chất Của Phân Bón Giúp Làm Nên Mùa Vàng

Các thành tố P205, Ca, S và các nguyên tố trung vi lượng trong phân supe lân rất cần thiết dùng để bón giúp cho cây trồng đạt được năng suất cao nhất.
Theo đánh giá của TS Bùi Huy Hiền - TBT tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ NNPTNT, PGS - TS Nguyễn Như Hà - Chủ nhiệm bộ môn Nông hóa Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội và TS Cao Kỳ Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng - Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, thì đất của nước ta phân thành 11 nhóm chính. Ngoại trừ đất feralit (trên đá vôi hoặc đá bazan), đất phù sa ở 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long hàm lượng lân tương đối khá, còn lại hầu hết nhóm đất của Việt Nam đều nghèo lân. Chính vì vậy các thành tố P205, Ca, S và các nguyên tố trung vi lượng trong phân supe lân rất cần thiết dùng để bón giúp cho cây trồng đạt được năng suất cao nhất.
Phân bón supe lân sản xuất tại Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là loại phân bón đặc biệt thông dụng được sử dụng rộng rãi trên đồng ruộng Việt Nam. Thành tố P205, Ca, S và các nguyên tố trung vi lượng trong phân supe lân kết hợp với phân chuồng khi hòa tan trong đất giúp cây trồng từ khi cây còn nhỏ, bộ rễ chưa phát triển có thể hấp thụ ngay. Đó là nguyên lý làm nên những “mùa vàng” bội thu.
Qua nghiên cứu cho thấy, supe lân phù hợp với tất cả các loại đất (chua, trung tính, kiềm, nhiễm mặn), nhưng hiệu quả nhất là trên đất chua hoặc ít chua. Với loại đất này có thể bón lót, thúc hoặc bón vào đất để cây hấp thụ khi supe lân hòa tan trong đất. Đặc biệt, lượng canxi có trong thành phần của supe lân sẽ cung cấp dinh dưỡng canxi cho cây.
Theo một kết quả nghiên cứu khác, lân trong đất của nước ta chủ yếu ở dạng phốt phát sắt 3, dạng này cây lúa nước có thể sử dụng được do quá trình khử sắt, giải phóng lân, nhưng sẽ khó khăn đối với các loại cây trồng cạn. Do vậy, giai đoạn cây con nên bón lót bằng phân lân để cung cấp dưỡng chất cho cây.
Theo các nhà khoa học, do có 23% CaO nên làm giảm nhiều khả năng gây chua đất của supe lân. Sản phẩm này chứa lân ở dạng anion hóa trị 1 nên không bị rửa trôi như đạm và kali nên cây trồng có thể huy động lân từ dạng cố định trong những điều kiện nhất định. Supe lân Lâm Thao là loại phân bón đặc biệt thích hợp với tất cả các loại đất, với các loại cây trồng. Không chỉ ở Việt Nam, từ nhiều năm nay sản phẩm supe lân luôn được Nhật Bản, Hàn Quốc... nhập khẩu sử dụng.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.

Mô hình đã tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con nông dân tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.

Theo ước tính trị giá đàn trâu của gia đình ông hiện nay khoảng 700 - 800 triệu đồng. Ông Bân cho biết: Phát triên chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi các con khác. Trong một năm, một con trâu cái đẻ ra một con nghé chỉ cần chăm sóc một tuổi bán rẻ cũng được trên 15 triệu đồng, tính ra người nông dân có thể mua được khoảng 3 tấn thóc.

Ngay sau khi tiến hành tiêu hủy đàn chim cút, Cơ quan Thú y vùng 4 đã thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết tại trại chăn nuôi của hộ ông Phạm Hoàng Điệp. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 lây sang người.