Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai
Ngày đăng: 20/12/2014

Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang phát triển việc nuôi cá trê vàng lai, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao.

Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.

Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên anh nuôi thử 5 kg cá giống. Sau hơn 2 tháng, đàn cá của anh đã đạt trọng lượng từ 4 - 5 con/kg và bắt đầu cho thu hoạch. Với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, anh Nhiệm còn lãi hơn 5 triệu đồng. Thấy mô hình hiệu quả, anh Nhiệm tiếp tục mở rộng ao nuôi. Vụ thứ hai anh thả hơn 20kg cá giống, nhờ siêng năng chăm sóc và tận dụng tốt các phụ phẩm dư thừa từ nông nghiệp làm thức ăn cho cá nên đàn cá tiếp tục cho mùa bội thu, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. Sau đó, anh Nhiệm tiếp tục thả nuôi 20kg giống, hiện đàn cá của anh đang bắt đầu cho thu hoạch.

Anh Nhiệm chia sẻ: “Cá trê vàng lai là rất dễ nuôi, lớn mau và ít bệnh, vả lại rất ít tốn chi phí. Chỉ cần đầu tư con giống, còn thức ăn cho cá chủ yếu tận dụng cá tạp, ốc bươu vàng, các loại rau vườn và bèo ở địa phương, ăn mồi này không chỉ cá mau lớn mà còn tốt cho đường ruột so với cho ăn thức ăn. Nhờ nuôi cá trê vàng mà 2 năm nay cuộc sống gia đình tôi khá ổn định”.

Với đặc tính dễ nuôi nên cá trê vàng lai có thể nuôi với bất kỳ hình thức nào, như: thả lan trong ao, nuôi trong màng lưới hay trong bể xi-măng cá đều phát triển tốt. Chính vì thế mà diện tích nuôi cá trê được người dân trên địa bàn huyện U Minh phát triển nhanh chóng. Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở ấp 1, xã Khánh Hội cũng là một trong những gia đình tận dụng tốt lợi thế này.

Do sống ven theo tuyến đê quốc phòng thường xuyên bị nước mặn tràn vào nên gia đình chị Hồng chỉ giữ lại được 2 ao nước ngọt hơn 200 m2. Hơn 1 năm nay chị Hồng đã tận dụng số diện tích này bao màng lưới để nuôi cá trê vàng lai. Nhờ thế, mỗi năm cho gia đình chị thu nhập hàng chục triệu đồng. Từ đó điều kiện kinh tế gia đình chị cải thiện đáng kể, thoát được nghèo.

Cũng là một trong những hộ nghèo ở ấp 12, xã Khánh Thuận, gia đình chị Lê Thị Tuyết vươn lên từ nghề nuôi cá trê vàng lai. Do không có đất sản xuất nên chị tận dụng 1 ao duy nhất của gia đình để bao màng lưới nuôi cá. Với diện tích màng lưới ngang 3m, dài 5m, sâu 3m, chị Tuyết thả nuôi mỗi vụ từ 15 - 20 kg cá giống. Tranh thủ thời gian rảnh chị Tuyết đi bắt ốc, rồi bằm chuối cây nấu với cám cho cá ăn. Nhờ vậy gia đình chị vụ nào cũng thu lợi khá cao.

Không chỉ có anh Nhiệm, chị Tuyết, chị Hồng, hiện nay nhiều hộ dân ở các xã: Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh An và thị trấn U Minh cũng đang thực hiện mô hình này. Bởi hiện nay khi nguồn cá đồng đang khan hiếm thì việc nuôi cá trê vàng lai được xem là một giải pháp tối ưu nhằm cung ứng nguồn thực phẩm phục vụ tốt bữa ăn hằng ngày của người dân trong và ngoài huyện. Chính vì thế mà đầu ra của cá trê vàng lai cũng ổn định.

Nguồn bài viết: http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=34935


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

15/07/2013
Hiệu Quả Từ Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Từ Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...

15/07/2013
Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán.

15/07/2013
Trồng Nhãn Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Trồng Nhãn Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng

Từ một loại cây trồng làm nông dân xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) điêu đứng, vì giá “trượt dốc” không phanh dẫn đến phải chặt phá hàng loạt. Hai năm gần đây, giá nhãn luôn giữ mức từ 13 - 17 ngàn đồng/kg, diện tích loại trái cây này đang được khôi phục và tăng lên đáng kể, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mùa quả ngọt…

15/07/2013
Nuôi Lợn Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Giúp Hàn Gắn... Tình Làng Nghĩa Xóm Nuôi Lợn Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Giúp Hàn Gắn... Tình Làng Nghĩa Xóm

Ưu điểm của đệm lót sinh học (ĐLSH) là khử mùi phân, tiết kiệm công rửa chuồng; lợn, gà nhanh lớn, hạn chế bệnh tật... Không chỉ vậy, việc áp dụng ĐLSH ở xã Vũ Bản (Bình Lục, Hà Nam) đã giải “bài toán” các hộ kiện cáo, đánh chửi nhau vì ô nhiễm môi trường.

15/07/2013