Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Theo Tiêu Chuẩn VietGAP
Ngày đăng: 20/12/2014

Với mục tiêu chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, năm 2014, từ nguồn kinh phí địa phương, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai mô hình “Nuôi cá nước ngọt theo tiêu chuẩn VietGAP” tại 8 điểm thuộc các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thành phố Thanh Hóa, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Quảng Xương, Triệu Sơn.

Mô hình có quy mô 0,74 ha/điểm, mỗi điểm 3 hộ tham gia, các đối tượng nuôi là: cá chép, cá trắm, cá rô phi đơn tính. Thời gian thực hiện trong 10 tháng, mật độ nuôi 3 con/m2.

Trong quá trình tham gia mô hình, các hộ dân đã tuân thủ và thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quản lý trong nuôi cá đạt yêu cầu đề ra. Sau 7 tháng nuôi tỷ lệ sống của cá đạt 75%, cá đạt kích cỡ trung bình 0,4 - 0,8kg/con, năng suất 9 tấn/ha.

Đây là mô hình có nhiều ưu điểm so với cách nuôi truyền thống như: cá ít bị bệnh, chi phí thuốc kháng sinh giảm, cá nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ sống cao, tăng năng suất, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng giảm, từ đó giảm chi phí trong chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu tại địa phương. Đặc biệt, cá nuôi theo VietGAP chất lượng tốt hơn so với phương pháp nuôi truyền thống, cá có màu sắc sáng bóng, mình dày, thịt thơm ngon.

Mô hình đã tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con nông dân tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.

Từ thành công của mô hình, hy vọng sẽ có thêm nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản hơn nữa trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi thủy sản theo hướng hàng hóa, an toàn bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Người Chăn Nuôi Được Tiếp Vốn Người Chăn Nuôi Được Tiếp Vốn

Thông qua Dự án “Chăn nuôi lợn nái sinh sản”, 22 hộ ở xã miền núi Quân Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã được tiếp vốn để tu sửa, xây mới chuồng trại, mua thêm lợn giống.

24/04/2012
Tăng Cường Kiểm Soát Theo Chuỗi Tăng Cường Kiểm Soát Theo Chuỗi

Thời gian qua, hàng loạt sự cố mất an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp được phát hiện khiến cho người tiêu dùng lo ngại. Để kiểm soát tốt hơn chất lượng nông sản, theo nhiều chuyên gia, cần đẩy mạnh quản lý theo chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ.

29/06/2012
Người Trồng Tiêu Bỏ Lỡ Cơ Hội Vàng Người Trồng Tiêu Bỏ Lỡ Cơ Hội Vàng

Năm nay, giá hồ tiêu tăng vào mức kỷ lục, thế nhưng bà con nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vuột mất “cơ hội vàng” vì điệp khúc “được giá, mất mùa” lại đến.

25/03/2012
Cảnh Báo Tôm Nuôi Bị Bệnh Ở Nhiều Xã Vùng Biển Ở Bến Tre Cảnh Báo Tôm Nuôi Bị Bệnh Ở Nhiều Xã Vùng Biển Ở Bến Tre

Sau khi thả nuôi tôm biển vụ chính gần 3 tháng, ở Bến Tre, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Tôm nuôi bị chết không thể hiện rõ triệu chứng. Ngành hữu quan đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra trên diện rộng…

25/04/2012
Khi Nhà Văn Trồng Rừng Khi Nhà Văn Trồng Rừng

Nếu bán rừng của mình, vợ chồng anh không chỉ mua được nhà ở nơi đông đúc nhất nhì thành phố Hòa Bình, mà vẫn thừa tiền mở cửa hàng hoặc gửi ngân hàng lấy lãi, sống phong lưu suốt đời. Nhưng anh nhất định không. Vì “không có gì có thể bắt chúng tôi xa rừng được. Cánh rừng này đã trở thành một phần máu thịt của vợ chồng tôi”.

26/04/2012