Những Giống Lúa Thích Hợp Cho Vụ Lúa Hè Thu

Vụ lúa hè thu năm nay ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là Sóc Trăng, nông dân sẽ đối mặt với những khó khăn về thời tiết và tình trạng xâm nhập mặn.
Do đó ngoài áp dụng thật tốt kỹ thuật canh tác, bà con cần chủ động tìm nguồn giống thích hợp có chất lượng để gieo sạ.
Ở vụ sản xuất này nông dân luôn bị áp lực của nhiều yếu tố như: diễn biến phức tạp của nắng nóng khô hạn, đất xì phèn, mặn xâm nhập vào nội đồng, dịch bệnh phát sinh hại lúa từ đầu vụ… Do đó ngoài tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác, bà con cần chú ý chọn giống lúa phù hợp cho từng vùng.
Theo nông dân việc chọn giống cho sản xuất ngày nay, không chỉ tìm hiểu về đặc tính, tính thích nghi của giống lúa đối với tùng vùng sinh thái, từng mùa vụ sản xuất, mà còn đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Bởi thị trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất.
Do mực nước trong đồng ruộng đầu vụ hè thu có thể khô hạn ở một số vùng trong tỉnh, nên tiến độ xuống giống có thể sẽ kéo dài. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, các địa phương cần xác định bộ giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất, Thời tiết ngày càng bất thường do biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến quá trình canh tác lúa.
Trong khi thị trường tiêu thụ và giá lúa không ổn định, do vậy hiện nay nông dân rất quan tâm đến việc chọn giống lúa trước mỗi vụ canh tác.
Hằng năm, trại giống cây trồng Long Phú đã phối hợp tốt với các viện trường tập trung nghiên cứu, nhân giống, trồng thử nghiệm nhiều giống lúa mới để nông dân có sự lựa chọn trong sản xuất. Đồng thời công tác đánh giá tính thích nghi, đặc tính giống được thực hiện thường xuyên. việc tạo giống lúa mới triển vọng luôn gắn với nông dân tỉnh nhà.
Chuẩn bị cho vụ lúa hè thu năm nay, trại giống cây trồng Long Phú tiếp tục khảo nghiệm và tìm ra những giống lúa mới đưa ra sản xuất đại trà thích nghi cho từng vùng sinh thái.
Sóc Trăng vẫn còn những vùng đất nhiễm phèn, đất bị nhiễm mặn, do đó việc tìm ra những giống lúa chống chịu được với phèn mặn là công việc trước mắt và lâu dài để thích ứng với biến đổi khí hậu. Để có vụ sản lúa hè thu đạt hiệu quả cao, ngoài việc chọn giống lúa có phẩm cấp tốt, giống thích hợp cho từng vùng, nông dân cầnlàm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng triệt để kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, 1 phải 5 giảm,quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), công nghệ sinh thái và biện pháp phun thuốc “4 đúng”.
Có thể bạn quan tâm

Nghị định 67 ra đời không chỉ hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn vươn khơi mà còn đầu tư các cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản. Thế nhưng, gần một năm triển khai, nguồn kinh phí bố trí cho lĩnh vực này rất nhỏ giọt, làm cho các dự án khó hoàn thành đúng tiến độ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2015/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 41 trước đây sẽ có hiệu lực từ ngày 25.7.2015. Chính sách mới này nhằm đáp ứng tốt hơn việc vay vốn phát triển nông nghiệp, cũng như đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Là một địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan phù hợp với các loại cây trồng lâu năm, trong đó có cây ăn quả, những năm qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới là cây dài ngày như cây chanh leo, bời lời đỏ, thanh long ruột đỏ... nhằm tìm ra những loại cây phù hợp đưa lại giá trị kinh tế cao, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh từ đất đai và lao động. Cây thanh long ruột đỏ là một trong những loại cây trồng mới được các hộ nông dân đưa vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế khá.

Vào trung tuần tháng 8 là mùa nhãn lồng Hưng Yên nhưng năm nay, bà con “ủ rũ” vì trong vườn xuất hiện những cây nhãn không quả.

Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.