Mỹ Cho Phép Nhập Khẩu Vải Và Nhãn Tươi Từ Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Việt Nam dự kiến xuất khẩu sang Mỹ khoảng 600 tấn vải và 1200 tấn nhãn/năm.
Vải và nhãn tươi Việt Nam sẽ lần đầu tiên có cơ hội tiếp cận trực tiếp với thị trường Mỹ sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa chính thức cho phép nhập khẩu 2 mặt hàng trên.
Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.
Các điều kiện sơ bộ mà Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu bao gồm vải nhập khẩu từ Việt Nam phải được trồng trên vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam theo dõi nhằm đảm bảo không có bệnh; vải và nhãn phải được chiếu xạ để loại bỏ ký sinh trùng; mỗi lô hàng phải kèm theo chứng chỉ của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam, xác định sản phẩm phù hợp với quy định. Ngoài ra, các sản phẩm trên còn phải tuân thủ các quy định rất ngặt nghèo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Việt Nam dự kiến xuất khẩu sang Mỹ khoảng 600 tấn vải và 1200 tấn nhãn/năm, chiếm lần lượt 17% và 69% tổng lượng nhập khẩu trung bình đối với 2 mặt hàng này tại Mỹ tính trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2010.
Quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ có hiệu lực thi hành từ ngày 6/10/2014.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống triển khai tại 2 xã Minh Sơn và Đà Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã mang lại hiệu quả cao gấp 4-5 lần phương pháp truyền thống.

Theo Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, có đến 50% mẫu thuốc thủy sản được kiểm tra từ đầu năm đến nay không đảm bảo chất lượng.

Giá tôm thẻ chân trắng năm 2013 tại ĐBSCL, đặc biệt ở Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng… chạm mốc kỷ lục 200.000 đ/kg. Người nuôi tôm lời hàng trăm triệu đồng chỉ sau 3 tháng thả nuôi. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng.

Mục tiêu của Dự án là cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại Bến Tre nhằm đưa cơ cấu giống bò thịt chất lượng cao từ 3% (năm 2010) lên 15% (năm 2015), góp phần làm thay đổi cơ cấu giống bò, hình thành ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt.

Rời quê hương Bắc Giang với hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Văn Minh (khu phố Ba Đình, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên - Bình Dương) đã chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai để lập nghiệp. Với mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), hàng năm ông Minh đã thu được tiền tỷ và là một trong những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 5 năm liền của tỉnh.