Nhu Cầu Thị Trường Lớn Giúp Cam Sành Bắc Quang Được Giá

Những ngày qua, trước nhu cầu thị trường, cùng với chất lượng thơm, ngon của cam sành Bắc Quang (Hà Giang), thương lái từ các nơi tăng cường thu mua cam sành ở Bắc Quang. Nhiều tư thương đã chủ động liên hệ với các hộ sản xuất cam thu mua tận gốc.
Có những tư thương thu mua cả vườn cam có mức sản lượng từ vài chục tấn đến 200 tấn. Qua đó, giúp cho giá cam tại Bắc Quang đầu vụ tăng lên từng ngày. Theo ghi nhận, giá cam ngày 15.1 bán tại gốc ở mức hơn 9.000đ/kg, đến ngày 17.1, giá đã được nâng lên mức từ 10 – 12.500đ/kg.
Hiện tại là thời điểm cam sành đang chín và bắt đầu vụ thu hoạch. Với diện tích cam khoảng 2.200ha, trong đó có trên 1.000ha cam, quýt đang cho thu hoạch, Bắc Quang là địa phương có diện tích cam, quýt lớn nhất của tỉnh. Nhiều diện tích cam được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt nên chất lượng, mẫu mã cam được nâng lên. Theo đánh giá của huyện, sản lượng cam năm nay ổn định.
Ngay từ đầu mùa thu hoạch, cam được giá, từ đó dự báo từ nay đến Tết nguyên đán, khi nhu cầu tiêu thụ tăng, giá cam sành sẽ tiếp tục được nâng lên. Đó là tín hiệu vui đối với người trồng cam ở Bắc Quang nói riêng và trong tỉnh nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay trên địa bàn các xã Mỹ Thọ, Tân Hội Trung và Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp khi thu hoạch vụ lúa hè thu năm 2015, đã xuất hiện nhiều đàn vịt chạy đồng, làm số lượng đàn vịt ở đây tăng lên đột biến, trong đó có không ít đàn vịt đến từ địa phương khác.

Nuôi dế ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà cho thu nhập khá cao so với nhiều nghề khác. Chỉ cần cho dế ăn sạch, ở sạch và uống sạch.

Theo lời giới thiệu của Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa, chúng tôi đến gia đình anh Triệu Văn Hoan ở xóm Cốc Lùng, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa - nơi đang triển khai mô hình nuôi gà đồi cho hiệu quả cao.

Ngày 7-5, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt, thông qua dự án “Chăn nuôi heo, gà tập trung trên nền đệm lót sinh học gắn với xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”. Dự án do Phó Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Nguyễn Hoàng Chiến làm chủ nhiệm.

Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.