Đồng Văn Thực Hiện Tốt Công Tác Phòng, Chống Đói, Rét Cho Gia Súc

Tính đến tháng 2.2014, tổng đàn gia súc của huyện Đồng Văn có trên 70.800 con đang phát triển ổn định. Mặc dù trải qua nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều vùng còn có băng giá, tuyết rơi, song toàn huyện không có trâu, bò bị chết do đói, rét. Kết quả đó là do huyện Đồng Văn đã có kế hoạch, phương án triển khai phòng, chống rét cho gia súc hiệu quả, được người dân hưởng ứng thực hiện.
Có được những kết quả trên, ngay từ đầu mùa đông, huyện đã có kế hoạch chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các cấp, ngành thực hiện công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc tại các xã, thị trấn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, phát huy vai trò của đội ngũ khuyến nông, thú ý và huy động cả hệ thống chính trị, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là đối với 11 chốt ở thôn bản.
Chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát các hộ chăn nuôi trâu, bò không có chuồngkiên cố, chuồng tạm bợ không đủ khả năng giữ ấm cho trâu, bò trong mùa đông để có giải pháp phát huy những điều kiện, vật liệu sẵn có của mỗi gia đình, địa phương nhằm đảm bảo chống rét, giữ ấm cho gia súc.
Đối với hộ nghèo, huyện hỗ trợ vật liệu che chắn chuồng trại theo định mức bạt 30m2/hộ, thức ăn tinh là 30kg/con trâu, bò. Tính trong năm 2013 đến nay, huyện đã hỗ trợ làm chuồng trại gia súc cho người dân được hơn 500 hộ với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ.
Giao cho Đoàn Thanh niên phát động tổ chức phong trào xung kích tình nguyện giúp dân tu sửa chuồng trại gắn với chương trình “Tình nguyện mùa Đông”. Kết quả, lực lượng đoàn viên thanh niên đã tu sửa, làm mới được trên 750 chuồng trâu, bò và 235 chuồng lợn, dê, gà với trên 15.000 ngày công lao động.
Do làm tốt công tác phòng, chống đói rét, đàn bò gia đình anh Vàng Nhìa Sinh, xóm Phố Trồ, thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn) phát triển tốt.Ảnh: Hoàng Ngọc
Ngoài việc đảm bảo chuồng trại cho gia súc, huyện Đồng Văn còn thực hiện hiệu quả các giải pháp về đảm bảo nguồn dự trữ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông, nhất là vào thời điểm có rét đậm, rét hại kéo dài.
Cán bộ khuyến nông đã trực tiếp xuống các thôn hướng dẫn cho người dân về dự trữ thức ăn thô, xanh (cỏ khô, rơm khô, thức ăn ủ chua...) cho trâu, bò, đảm bảo có từ 1 - 1,2 tấn thức ăn/con/vụ và dự trữ thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...) từ 30 - 50kg/con. Trong những ngày rét đậm, ngoài việc cho gia súc ăn đầy đủ thức ăn thô còn phải bổ sung thêm lượng thức ăn tinh cùng các loại vitamin và khoáng chất, cho gia súc uống nước muối ấm, không chăn thả gia súc khi nhiệt độ dưới 12oC.
Huyện chỉ đạo trọng tâm công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc đối với các xã có tổng đàn gia súc chiếm tỷ lệ cao và thường xảy ra rét đậm, có nhiệt độ thấp hơn các xã khác trong huyện như xã Lũng Cú, Ma Lé, thị trấn Phố Bảng, Phố Là...
Từ sự chỉ đạo sát sao của huyện và từ kinh nghiệm thực tiễn những năm trước, các xã, thị trấn đã chủ động, có cách làm riêng mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc; các hộ chăn nuôi cũng đã có ý thức về dự trữ nguồn thức ăn, giữ ấm cho gia súc, nên trải qua 3 đợt rét đậm, rét hại vừa qua, tổng đàn gia súc của huyện vẫn được duy trì, phát triển ổn định, không có trâu, bò chết do đói, rét.
Việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống rét cho gia súc ở huyện Đồng Văn không những góp phần quan trọng vào đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, mà còn tạo thêm động lực vững chắc để huyện thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thị trường tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới bị “đóng băng”, hiện nay, thị trường tiêu thụ mặt hàng này đang ấm dần lên. Vui đấy, nhưng khi đơn đặt hàng tới tấp bay về thì đa số các DN chế biến gỗ XK ở Bình Định lại không đủ năng lực đáp ứng, đành tiếc nuối nhìn cơ hội trôi qua.

Theo đó, nhiều mặt hàng vật tư đầu vào trong nông nghiệp, đặc biệt mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã được Chính phủ kiến nghị QH điều chỉnh hủy bỏ về 0% thay vì mức 5% hiện nay.

Chi cục Thủy sản hỗ trợ các hộ nuôi về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc cá, kỹ thuật lắp đặt 20 lồng nuôi gồm 12 lồng cá điêu hồng, 4 lồng cá lăng và 4 lồng cá chép lai. Kết quả bước đầu cho thấy, các đối tượng cá nuôi trong lồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,4 – 1,2kg/con, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) có 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các năm vừa qua diện tích nuôi tôm công nghiệp tại địa phương năng suất thấp, chủ đồng chưa có lợi nhuận.

Hiện tại, giá cá tại các chợ trên địa bàn xã Vĩnh Xương như: cá chốt giấy, cá rô đồng có giá từ 60.000 – 80.000đ, cá Mè Vinh có giá từ 50.000đ – 60.000đ. Nhờ vậy, mà các hộ làm nghề đánh bắt thủy sản cũng có thêm thu nhập cao ở lúc cuối lũ, bình quân mỗi ngày các hộ này, có thu nhập từ 150.000đ trở lên, qua đó góp phần năng cao đời sống của người dân vùng lũ đầu nguồn Tân Châu hiện nay.