Nhóm Nông Hộ Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Trao Giấy Chứng Nhận Global GAP

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.
Đây là nhóm những nông hộ nuôi cá tra quy mô nhỏ đầu tiên ở Việt Nam nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP. Chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững (gọi tắt là chương trình SPSP) là Dự án hợp tác công tư do các tổ chức quốc tế tài trợ, gồm: Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF), Quỹ Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH), Tổ chức Global G.A.P châu Âu, Công ty ANOVA Seafood Hà Lan… được triển khai thực hiện ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Tiền Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh với mục tiêu chung: “Các hộ nông dân, doanh nghiệp chế biến và các nhà sản xuất thức ăn hoạt động theo chuỗi cung ứng cá tra ở các tỉnh được chọn phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận mang tầm quốc tế về sản xuất bền vững và bán cá tra đã chứng nhận cho khách hàng ở châu Âu”.
Bên cạnh yêu cầu của những nhà nhập khẩu các nước EU, Mỹ... luôn đòi hỏi cá nuôi phải chứng minh đảm bảo thực hiện phát triển bền vững về môi trường và xã hội, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và sự công nhận hoặc chứng nhận của bên thứ ba.
Theo ông Trương Thế Vân, Phó chủ tịch Hội Thủy sản Trà Vinh: Từ diện tích nuôi vài ha vào năm 2007 đến cuối năm 2013 đã có trên 110 hộ dân và 7 doanh nghiệp, thực hiện nuôi trên 120ha mặt nước. Sản lượng thu hoạch hàng năm đạt từ 25.000 đến 30.000 tấn/năm.
Trà vinh hiện có 2 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu: Nhà máy Đông lạnh Cầu Quan trực thuộc công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh, Công ty chế biến thủy hải sản Sài Gòn Mê Kông, là những doanh nghiệp, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, đầu tư phát triển vùng nuôi và đạt được các chứng nhận mang tầm quốc tế như: Tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P, tiêu chuẩn ASC.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù giá gà, vịt đang giảm mạnh do ảnh hưởng từ thông tin của dịch cúm gia cầm (CGC), song ở nhiều địa phương vẫn tìm ra các giải pháp để tiêu thụ gia cầm an toàn. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân đã vơi bớt khó khăn trong giai đoạn này.

Bà Vũ Thị Hà - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hải Dương) cho biết, theo kế hoạch vụ xuân năm nay, Hải Dương sẽ gieo cấy 63.000ha lúa và đến nay đã gieo cấy được gần 80% diện tích.

Trong khoảng hơn nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tăng và hiện đứng ở mức cao.

Ngày 26-2, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiệp hội đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN tại TP Cần Thơ.

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm