Nhóm Nghiên Cứu Đài Loan Và Thái Lan Đã Công Bố Kết Quả Thí Nghiệm Phát Hiện EMS

Một nhóm các nhà nghiên cứu Đài Nam, Đài Loan đã phát triển phương pháp chuỗi phản ứng polymerase (PCR) để phát hiện Hội chứng chết sớm (EMS) ở tôm dựa trên những báo cáo nhanh.
Bà Lo Chu-Fang, Trưởng khoa Khoa học cuộc sống tại Trường Đại học Quốc gia Cheng Kung (NCKU), hợp tác với ông Tim Flegel từ Thái Lan cùng chỉ đạo nhóm nghiên cứu. Bà Lo cũng công bố rằng kết quả nuôi thử nghiệm và tài liệu tham khảo đã ấn hành rộng rãi, 1 động thái với hy vọng có thể giúp kiểm soát bùng phát dịch bệnh.
Vài tháng trước, nhóm nghiên cứu đã hợp tác với Ngài Flegel từ Đại học Mahidol và phát triển phương pháp PCR để phát hiện EMS, hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).
Bà Lo nói: “Thông qua nghiên cứu của chúng tôi dựa vào phương pháp PCR để phát hiện vi khuẩn gây bệnh AHPND, chúng tôi đã quyết định phát hành rộng rãi miễn phí thông tin để mọi người đều có thể tiếp cận. Bởi vì hiện nay dịch bệnh đang bắt đầu lan rộng”.
Bà cũng lưu ý rằng vi khuẩn gây ra bệnh AHPND thuộc nhóm khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VP), nhưng chúng lại có cấu trúc AND riêng, không chung với VP.
Dịch EMS bùng phát có những đặc điểm của bệnh AHPND. Trong 35 ngày đầu nuôi trồng, không có bất kì dấu hiệu của dịch bệnh.
Bà Lo cho biết thêm: Phương pháp PCR nhằm xác định nhanh liệu tôm bị nhiễm khuẩn gây ra bệnh AHPND hay không, nhằm mang đến nguồn lợi lớn trong nền công nghiệp sản xuất tôm. Việc ấn hành thông tin quan trọng này sẽ hỗ trợ các bên liên quan phát triển các biện pháp nhằm hạn chế bùng phát dịch bệnh AHPND.
Biên dịch: Trang Lisbon - 2 LUA CO., LTD
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Văn Binh, Bí thư Đảng ủy xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), cho biết: Năm nay mùa cá cơm săn đến sớm hơn mọi năm nên trong những ngày qua cá cơm săn xuất hiện nhiều trên vùng biển ven bờ xã đảo Nhơn Châu và có khoảng 250 hộ dân đang tập trung khai thác loại hải sản này. Sau một đêm, mỗi hộ đánh bắt được 50 - 70kg, có hộ trúng đậm trên 100kg nên ngư dân có được một khoảng thu nhập khá từ việc đánh bắt cá cơm săn.

Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thủy sản. Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh ta đã và đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô, diện tích và sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn về diện tích, tạo ra sản phẩm thủy sản tập trung, có giá trị kinh tế và xuất khẩu.
Do tình hình nắng hạn gay gắt, các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng. Ở góc độ khoa học kỹ thuật, xin nêu mấy yếu tố có thể tạo thành công mà người nuôi tôm nào cũng cần phải xem xét, đối chiếu lại hiện trạng và điều kiện thực tế của mình, xem đã có cái gì, thiếu cái gì.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ nay đến năm 2020, tỉnh triển khai thực hiện 9 dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.
Nghề khai thác thủy sản trên biển thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro rình rập xảy bất cứ lúc nào. Để có được chiếc tàu ra khơi bám biển ngư dân phải bỏ ra hàng tỷ đồng, tuy nhiên mỗi khi tai nạn xảy ra ngư dân thường bị thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong thời gian gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung liên tục gặp tai nạn trên biển.