Nhím Nuôi Rớt Giá

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.
Những năm trước, mỗi đôi nhím giống có giá từ 10 - 12 triệu đồng nên đa phần các hộ nuôi ở xã Ea Tu đều nuôi nhím sinh sản. Đến nay, nhu cầu về nhím thịt cũng như nhím giống đã bão hòa, người mua ít nên rớt giá và không bán được. Trước tình hình đó, các chủ nuôi đành phải nuôi nhím con để bán thịt thương phẩm; tuy nhiên, số người mua thịt nhím làm thực phẩm cũng không nhiều. Hiện giá nhím giống đã hạ xuống chỉ còn từ 2 - 3 triệu đồng/đôi, nhím thịt từ 500.000 đồng/kg giảm còn khoảng 150.000 đồng/kg thế nhưng người hỏi mua vẫn ít.
Được biết, người có đàn nhím lớn nhất xã Ea Tu là bà Nguyễn Thị Hoa với trên 100 đôi nhím giống và nhím thịt đang chịu cảnh ế ẩm đầu ra. Cùng chung cảnh ngộ, bà Hai Chương ở thôn 1, xã Ea Tu hiện có gần 80 con, trong đó có 10 đôi nhím bố mẹ cũng chưa có cách nào để tiêu thụ; bà cho biết: Số nhím bố mẹ mỗi năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 2 con, nên tổng đàn nhím của gia đình đang gia tăng rất nhanh. Cách đây hơn một năm, giá nhím giống là từ 1,5 đến 2 triệu đồng/kg; mỗi cặp nhím giống gồm một con đực, một con cái nặng khoảng 8 kg, bán được trên 10 triệu đồng, nhím thịt trước đây cũng rất đắt nhưng từ cuối năm 2011 đến nay lại không tiêu thụ được…
Có thể bạn quan tâm

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.

Nói đến con trâu, bò người ta thường nghĩ ngay đến mục đích sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trâu, bò ở xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) còn có một tên gọi khác đó là “con xoá đói giảm nghèo bền vững”.

Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/7/2014 và có hiệu lực từ 25/8/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ vỏ thép, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.