Vùng Nuôi Cá Chẽm Vĩnh Hoàn Đạt Chứng Nhận GlobalGAP

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) cho viết công ty vừa được nhận chứng nhận GlobalGAP vào tháng 12/2013 cho trại nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Đây là trại nuôi cá chẽm trong hệ thống ao đầu tiên của Việt nam đạt được chứng nhận này. Với diện tích hơn 60 ha, hàng năm vùng nuôi có thể cung cấp khoảng 500 tấn cá chẽm nguyên liệu ra thị trường.
Công ty Vĩnh Hoàn đã bắt đầu áp dụng mô hình nuôi theo tiêu chuẩn sản xuất sạch và bền vững GlobalGAP từ năm 2010 cho các vùng nuôi cá tra giống, thương phẩm, nhà máy thức ăn và nhà máy chế biến của công ty. Việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP cho cá chẽm cũng nhằm mục đích đa dạng hóa các sản phẩm bền vững của công ty và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn và thân thiện với môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Trên đồng đất phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, tự dưng dân ấp 18 (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) thấy hàng ngàn trụ bê tông (giá thể cho thanh long) xuất hiện. Có người xì xầm nói anh em Ba Phước bị đãng trí, đem tiền bỏ biển.

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.

Hàng ngàn ngư dân có khát khao vươn ra biển lớn bằng con tàu vỏ thép đang chờ quyết định của Chính phủ và sự vào cuộc của các ngành liên quan xung quanh gói 16 ngàn tỷ đồng mà Quốc hội vừa thông qua... nhưng thực tế không dễ!

Đến dự có ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; đại diện Trạm Khuyến nông huyện; bà Dương Thị Ngọc Yến, Chủ doanh nghiệp Ngọc Ánh, đơn vị hợp đồng thu mua sản phẩm.

Gia đình anh Nguyễn Đình Trọng, thôn 16, xã Hương Lạc (Lạng Giang) làm nghề “gột” lợn hàng chục năm nay. Anh mua gom lợn giống ở nhiều nơi để “gột” nhưng không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đầu tháng 11 vừa qua, một số con có triệu chứng bỏ ăn, sưng phù đầu rồi lăn ra chết, sau đó lây lan ra hàng chục con lợn khác, thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: “Mỗi đợt, tôi vào đàn hàng trăm con lợn, nuôi một tháng rồi bán nên chỉ chăm sóc để mã đẹp, dễ bán. Khi nào lợn bị bệnh tôi mới tiêm thuốc”.