Nhiều Thương Lái Phía Bắc Tìm Mua Heo Mỡ

Theo tin từ các hộ chăn nuôi tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, thời gian gần đây nhiều thương lái từ phía Bắc vào tìm mua heo mỡ tại các trang trại lớn trên địa bàn. Hiện giá heo mỡ đang được bán với giá 39 - 40 ngàn đồng/kg, tăng 6 - 7 ngàn đồng/kg so với trước đây.
Do thời gian qua giá heo thấp, các trang trại lớn giữ heo lại chờ giá cao, nuôi tích mỡ từ 1,5 - 1,7 tạ/con mới bán. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, người chăn nuôi không nên để heo quá lứa trên 1,2 tạ. Tuổi xuất chuồng của heo chỉ nên nuôi từ 5 - 6 tháng với trọng lượng từ 85-95kg, heo mới có phẩm chất thịt tốt. Ngoài ra, trọng lượng càng lớn thì lượng thức ăn tiêu hao nhiều, tốn công chăm sóc và tỷ lệ rủi ro cao, lỗ nặng.
Giá heo mỡ tăng cũng kéo theo giá heo thịt tăng, hiện heo thịt đang được các thương lái mua với giá 40 - 41 ngàn đồng/kg. Sau một thời gian dài thua lỗ, người chăn nuôi đã bắt đầu có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông tin được đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM khóa 8 ngày 28.7.

Trong khi nhiều hộ trồng tiêu ở Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên “dở khóc dở mếu”, của nả đi tong vì tiêu chết, thì nhiều hộ trúng mánh nhờ trồng tiêu bền vững, mỗi năm đút túi vài tỷ bạc. Cây tiêu trên đất Tây Nguyên giờ đã biến thành “vàng đen” với giá lên tới cả 10.000 USD/tấn.

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.