Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ

Bộ thiết bị này sử dụng nguồn điện 24V từ bình ắc quy, kích qua bộ xung điện với cường độ dòng điện từ 40 đến 45V, đủ gây mê cá sau khi dính câu, hạn chế suy giảm chất lượng cá.
“Nhiều ngư dân trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt tôi làm bộ thiết bị gây tê cá ngừ, nhưng đa phần họ chỉ trả trước một nửa số tiền mua, số còn lại nợ đến cuối mùa biển mới trả. Trong khi đó, tôi lại không có nhiều vốn để lắp ráp đại trà loại thiết bị này cung cấp cho ngư dân, vì vậy tôi từ chối cung cấp thiết bị cho nhiều người”, ông Phượng nói.
Trước đó, Báo Phú Yên ngày 17/11/2014 đăng bài “Ru ngủ” cá ngừ giữa đại dương, thông tin kỹ sư Phạm Duy Phượng chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ và áp dụng thử nghiệm trên tàu cá PY 90612TS của ngư dân Lê Tấn Hồng, ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa). Chuyến biển đầu tiên sử dụng bộ thiết bị này chỉ kéo dài 11 ngày trong điều kiện sóng to gió lớn, câu được năm con cá ngừ, trọng lượng 340kg và tất cả đạt chất lượng hàng cá tươi sống, xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin thương lái đến hỏi mua lá khoai lang được ông Lê Văn Trung, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thành Lợi khẳng định. Theo đó, vào trung tuần tháng 2, có 3 người, trong đó 2 người Trung Quốc và một người Việt Nam, đến Hợp tác xã Thành Lợi hỏi mua lá khoai lang với mức giá 10.000đồng/kg được trả cho nông dân và trả thêm tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg cho Hợp tác xã Thành Lợi khi thu mua lá khoai.

Bắc Phong có diện tích tự nhiên 2.233,88 ha, trong đó có trên 600 ha đất sản xuất bao gồm 455 ha ruộng lúa 2 vụ và 3 vụ, phần còn lại là đất trồng màu. Do điều kiện tự nhiên, cây lúa vẫn có vị thế là cây trồng chủ lực trong canh tác nông nghiệp của Bắc Phong, vụ đông-xuân chính cho năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.

Vụ đông- xuân năm nay, nông dân xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) trồng trên 40 ha cây thuốc lá. Những ngày này, nông dân đang vào vụ thu hoạch cây thuốc lá đợt thứ 4 trong tổng số 5 đợt thu hoạch. Bà con phấn khởi vì cây thuốc lá cho năng suất cao hơn mọi năm.

Trở lại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) vào những ngày cuối tháng hai, chúng tôi gặp nông dân địa phương đang nhộn nhịp khẩn trương vào mùa thu hoạch mì. Những rẫy mì trải dài tít tắp rộn tiếng nói cười của người lao động đào củ, chất mì lên xe. Mì xắt lát phơi trắng các khu dân cư tạo thành bức tranh ngày mùa sinh động trên vùng đất Hòa Sơn.

Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.