Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trên cây trồng

Ngành chức năng tỉnh và các địa phương đã thường xuyên kiểm tra, theo dõi và kịp thời hướng dẫn nông dân phương pháp phòng trừ để giảm thiểu thiệt hại trên cây trồng do dịch bệnh gây ra.
Trên cây lúa, bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông gây nhiễm hơn 414ha tại các huyện Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng với tỷ lệ gây hại 3,4% - 75%, diện tích bị nhiễm tăng 328ha so với cuối năm 2014 đối với bệnh đạo ôn lá; tỷ lệ hại từ 1,2% - 12,3% và diện tích bị nhiễm tăng gần 96ha đối với bệnh đạo ôn cổ bông.
Trên cây chè, bọ xít muỗi gây hại gần 2.000ha tại các huyện Di Linh, Lâm Hà và TP Bảo Lộc với tỷ lệ gây hại từ 1,9% - 35,8%, diện tích bị hại tăng 94ha.
Trên cây rau, đã có 460ha cà chua ở Đơn Dương và Đức Trọng bị bọ xít muỗi gây hại - tăng 60ha, tỷ lệ hại từ 2,1% - 20%.
Ngoài ra, cũng trên cây cà chua, bệnh mốc sương gây hại 219,6ha tại Đơn Dương và Đức Trọng - tăng 167ha, tỷ lệ hại từ 8,7% - 40%.
Trên cây họ thập tự, bệnh sưng rễ nhiễm 321ha tại Lạc Dương, Đơn Dương, Đà Lạt và Đức Trọng - tăng 176,5ha, tỷ lệ hại từ 7,1% - 40%.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như gà ta thời điểm trước có giá 90-100 ngàn đồng/kg, giờ đã giảm xuống còn 65-70 ngàn đồng /kg; gà lông màu trước đây 55-60 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn 35 -39 ngàn đồng/kg; gà công nghiệp có giá 50-55 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg.

Để giúp người chăn nuôi tiêu thụ được sản phẩm gia cầm, đồng thời chuẩn bị sẵn nguồn sản phẩm này sau khi hết dịch CGC, TP.HCM đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tạm trữ sản phẩm gia cầm. Nhờ đó, giá gà, giá trứng ở Đông Nam bộ (ĐNB) sau khi bị giảm sâu đã bắt đầu tăng trở lại.

Trồng nấm rơm nhẹ vốn, ít chi phí, lợi nhuận cao, đầu ra sản phẩm ổn định, lại có thể trồng nhiều vụ trong năm. Giá nấm rơm tăng do nguồn cung năm nay ít mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết tỉnh đã cử 4 cán bộ sang Nhật học tập kỹ thuật đánh bắt, chế biến và bảo quản cá ngừ đại dương.

Ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL vừa khuyến cáo nông dân nên phơi sấy lúa cho khô trước khi bán vì lợi nhuận cao hơn bán lúa tươi tại ruộng.