Phát triển trồng cỏ voi Đài Loan và cỏ Mulato ở huyện Đức Hòa Long An

Nông dân cộng tác thực hiện mô hình được hỗ trợ giống cỏ, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng.
Qua 3 tháng trồng, ghi nhận được năng suất trung bình cỏ Voi Đài Loan thu được khoảng 10 tấn/công, cỏ Mulato khoảng 5 tấn/công, đây là mức năng suất khá cao so với các giống cỏ khác.
Ngoài ra, 2 giống cỏ này rất phù hợp với chân đất cao, chịu hạn tốt và nhất là có hàm lượng đường cao nên bò rất thích ăn.
Với khả năng tái sinh rất mạnh nên nếu bón phân đầy đủ thì chỉ cách khoảng 35 - 40 ngày có thể cắt thu một đợt.
Qua hội thảo tổng kết tại thực địa trình diễn, bà con nông dân đã đánh giá rất cao về năng suất và chất lượng của cả 2 giống cỏ, đặc biệt khi sử dụng phối hợp để nuôi bò do cỏ Voi Đài Loan có sinh khối lớn cung cấp nhiều chất xơ, còn cỏ Mulato có hàm lượng đạm cao có tác dụng nâng cao giá trị dinh dưỡng trong thức ăn xanh.
Từ kết quả đạt được nêu trên, khả năng bà con chăn nuôi bò trồng giống cỏ Voi Đài Loan và cỏ Mulato trong thời gian tới ở huyện Đức Hòa sẽ trở nên phổ biến.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.

Nhà vườn Bùi Văn Sữa ở xã Định Yên cho biết, hiện vườn nhà ông có khoảng 2.600m2 đất trồng quýt đường, với trên 280 gốc, đang cho thu hoạch rộ. So với trồng quýt hồng thì quýt đường cho năng suất cao hơn, với khoảng 20kg/cây, ít sâu bệnh, khi cây đã lớn chủ yếu bón phân hữu cơ, cây cho trái luân phiên.

Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.