Nhiều Giải Pháp Nước Tưới Cho Vụ HT

Theo kế hoạch của Sở NN- PTNT Ninh Thuận vụ HT 2008, tòan tỉnh gieo trồng 20.207ha cây trồng các loại. Để vụ hè thu thắng lợi trong điều kiện nguồn nước eo hẹp là vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành chức năng. Ông Phạm Văn Hường, GĐ Cty KTCTTL Ninh Thuận cho biết, so với mọi năm, lượng nước tích tại các công trình thuỷ lợi đều cao hơn, trong đó hồ Đơn Dương lượng nước tính đến 30/4 đạt trên 84 triệu m3, cao hơn năm trước 39,3 triệu m3. Đây là công trình thuỷ điện của tỉnh Lâm Đồng, nhưng lại cung cấp nước cho phần lớn diện tích lúa của tỉnh Ninh Thuận. Hồ Sông Sắt hiện nguồn nước còn trên 34 triệu m3, Hồ Sông Trâu đạt 17,5 triệu m3…
Tuy nhiên nhiều hồ chứa của Ninh Thuận như Tân Giang, Bầu Ngứ, Suối Lớn, CK7, Thành Sơn lại thiếu nước. Do vậy Công ty KTCTTL Ninh Thuận đã làm việc với các địa phương để rà soát lại diện tích và thống nhất tạm ngừng sản xuất vụ HT tại một số vùng và đã thông báo tới từng hộ dân nằm trong diện tạm dừng sản xuất nhằm mục đích dành nguồn nước hiện tại để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm.Theo ông Hường thì mặc dù nguồn nước có nhiều hơn so với mọi năm nhưng để đảm bảo đủ nước tưới cho trên 20.000ha cây trồng vụ HT thì việc điều tiết nước hợp lí là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của Cty, nếu không vẫn có khả năng xảy ra thiếu nước cục bộ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dung tích nước trong các hồ không đồng đều, do vậy Cty KTCTTL Ninh Thuận phải áp dụng việc điều tiết nước cho phù hợp với các hệ thống thuỷ lợi liên vùng. Ông Hường cho hay, khi mực nước tại thuỷ khẩu của hệ thống Nha Trinh – Lâm Cấm xuống thấp sẽ áp dụng biện pháp tưới luân phiên nguồn nước ở các đập và cống lấy nước kênh Nam, kênh Bắc. Đối với việc điều tiết nước từ hệ thống sông Pha, chủ yếu là biện pháp tưới đồng thời nhưng khi có yêu cầu tăng cường nguồn nước về hệ thống Nha Trinh – Lâm Cấm thì nguồn nước ở hệ thống này sẽ được chuyển sang hình thức tưới luân phiên. Đối với hệ thống các hồ chứa nước thì tập trung điều tiết bằng hình thức cấp nước luân phiên, hạn chế độ mở cống để tiết kiệm nguồn nước hiện có.
Trong trường hợp xảy ra hạn hán cục bộ thuộc hệ thống Nha Trinh – Lâm Cấm thì sẽ chuyển sang hình thức điều tiết bổ sung nguồn nước dự phòng từ hồ Sông Sắt về.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, người dân An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần tăng thu nhập, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ khá giàu ngày càng tăng. Điển hình có gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1970, ở ấp An Điền Lớn, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm từ nuôi gà lôi (gà Tây).

Là người có kinh nghiệm nuôi ếch trong vèo, anh Nguyễn Văn Vũ, ấp Mỹ Thới (xã Định Mỹ, Thoại Sơn, An Giang), cho biết: “Với 2 cái vèo diện tích 6 m2/cái, ban đầu, tôi thả nuôi 2.000 con ếch.

Ngày 9.5, người dân nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn qua khu vực cảng Bến Kéo, thuộc ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, H.Hòa Thành, Tây Ninh) phải chứng kiến toàn bộ đàn cá đang chuẩn bị thu hoạch chết trắng.

Đức Phổ nói chung và xã Phổ Thạnh nói riêng có diện tích mặt nước vùng triều tương đối lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng dịch bệnh trên các loại cá nuôi truyền thống diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho bà con, dẫn đến tình trạng treo lồng nuôi.

Theo thông tin từ Tổng cục thủy sản (Bộ NN & PTNT) hiện nay tại một số vùng nuôi tôm trọng điểm miền Trung như: Khánh Hòa, Phú Yên… có hiện tượng tôm nuôi chết trên diện rộng. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết biến đổi thất thường, bệnh đốm trắng xuất hiện hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.