Tôm Vừa Thả Chết Hàng Loạt Ở Miền Trung

Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.
Ông Lê Bình, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, gần 20ha tôm sú tại các huyện Vĩnh Linh và Triệu Phong mắc các bệnh hội chứng từ gan tụy, đầu vàng và đốm trắng… chết hàng loạt. Nguyên nhân do người dân mua con giống trôi nổi trên thị trường không qua kiểm dịch. Khâu cải tạo ao hồ trước khi thả nuôi chưa kỹ và thời tiết nắng mưa thất thường cũng là nguyên nhân gây bệnh trên con tôm sú mới thả nuôi được trên dưới một tháng tuổi.
Trong khi đó, tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, khoảng 120 vạn con tôm giống vừa thả nuôi trên ao hồ tại phá Tam Giang bị chết vì nhiễm virus đốm trắng. Phòng NN-PTNT huyện Quảng Điền chỉ đạo các xã, thị trấn đóng cống các hồ nuôi xen ghép tôm cá, tiến hành thả cá ở những hồ này. Đối với những hồ nuôi chuyên tôm, tiến hành xử lý rải hóa chất Chlorin để tiêu diệt mầm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật mới tiếp tục thả nuôi.
* Ngày 11/5, ông Nguyễn Văn Kiêm, Chủ tịch UBND xã Hiệp Thanh, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) cho biết: Địa phương hiện có hơn 200 tấn nghêu thương phẩm của HTX nghêu Ba Dinh và HTX nghêu Thành Đạt đến kỳ thu hoạch nhưng không bán được, giá giảm mạnh.
Theo ông Trần Văn Đã, Chủ nhiệm HTX nghêu Thành Đạt, vụ nghêu 2012 - 2013, HTX thả nuôi 17 tấn nghêu giống, trên diện tích 30ha. Đến thời điểm này, sản lượng thu hoạch ước đạt 200 tấn nghêu thương phẩm. Hiện giá nghêu thương phẩm loại 50 - 55 con/kg chỉ còn 20.000 - 21.000 đồng/kg, giảm từ 5.000 - 8.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn không có người mua.
Có thể bạn quan tâm

Hiện thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam chủ yếu là Mỹ, EU - những thị trường khó tính. Vì vậy, nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) luôn khuyến cáo, cảnh báo người trồng tiêu, tiểu thương và doanh nghiệp (DN) phải sản xuất, thu mua, bảo quản, xuất khẩu hồ tiêu theo chuỗi giá trị bền vững để giữ uy tín với bạn hàng.

Nhiều vườn mắc ca ở tỉnh Đắc Lắc trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả. Từ thực tế nhiều vườn mắc ca trong tỉnh, trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả, lãnh đạo UBND tỉnh Đắc Lắc đã yêu cầu các huyện trong tỉnh khuyến cáo người dân hạn chế trồng loại cây này.

Lâu nay, chúng ta thường nghe thuật ngữ “trái cây sạch”, “rau sạch”… nhưng gần đây ở Thành Phố Hồ Chí Minh ta đã và đang xuất hiện thêm mô hình “chăn nuôi heo sạch” còn gọi là chăn nuôi 4 không trên nền đệm lót sinh học.

Hiện tại, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có 5 hộ dân ở xã Vị Đông và Vĩnh Tường đang thực hiện mô hình nuôi dê, với số lượng 44 con. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 mà Bộ NN&PTNT đã phê duyệt, trang trại là một hướng phát triển được quan tâm để đảm bảo cho sản xuất, chăn nuôi phát triển bền vững, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.