Nhiều Diện Tích Cây Cà Phê Bị Thiệt Hại Do Mưa Trái Mùa

Do ảnh hưởng của cơn bão số 4,trong những ngày qua, trên địa bàn Kon Tum xuất hiện mưa ở nhiều nơi.
Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.
Đây là thời kỳ đang thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên, mưa không chỉ làm ướt lượng quả cà phê đã thu hái đang phơi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân, mà mưa trái mùa đã làm cho nhiều cành cà phê bung hoa sớm. Số cành này rất dễ bị khô trong thời gian tới, khi mà phải đến cả tháng nữa thì người dân mới bắt đầu tưới nước cho vườn cà phê.
Sau hai ba trận mưa liên tục trên địa bàn huyện Đác Hà, theo ông Thư đã làm sụt giảm ít nhất 20% năng suất cà phê của niên vụ cà phê 2015.
Huyện Đác Hà tỉnh Kon Tum có hơn 70.000 ha cà phê. Hiện nay bà con đang tập trung thu hoạch. Năng suất bình quân một ha cà phê ở đây đạt từ 16 đến 20 tấn/ha. Theo tính toán của người dân nơi đây thì những cơn mưa trái mùa vừa qua đã lấy đi của những người nông dân huyện Đác Hà hàng chục tỷ đồng.
Nguồn bài viết: http://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/25012902-nhieu-dien-tich-cay-ca-phe-bi-thiet-hai-do-mua-trai-mua.html
Có thể bạn quan tâm

Trở lại xã Quảng Sơn vào những ngày giữa tháng ba, chúng tôi gặp nông dân địa phương khẩn trương thu hoạch mía đường. Hàng chục chiếc xe tải xuôi ngược đi về chở mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang.

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.

Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.

Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).