Anh Trần Dưỡng Làm Giàu Từ Trang Trại

Anh Trần Dưỡng thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vươn lên làm giàu nhờ phát triển kinh tế theo mô hình trang trại.
Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.
Anh Dưỡng cho biết từ khi tham gia HTX trồng táo Mỹ Khánh, cây táo có khả năng phát triển lâu dài và đầu ra tương đối ổn định. Năng suất trung bình đạt 4- 6 tấn/ sào. Tùy theo phân loại trái táo, giá dao động từ 5.000 – 12.000 đ/kg, mỗi vụ anh thu về trên 100 triệu đồng. Xen lẫn cây táo, anh trồng 250 gốc xoài với các giống: Thái Lan, Đài Loan. Nhờ chăm sóc tốt, xoài cho trái nặng 0,4 - 0,5kg, riêng giống xoài Đài Loan đạt 1, 4kg/ trái bán giá 30.000đ/ kg.
Nhiều năm nay, gia đình anh vẫn duy trì 8 sào hành củ, mỗi năm trồng 2 – 3 vụ, đạt sản lượng 64 tấn. Trừ chi phí, cây hành mang lại thu nhập 200 triệu đồng. Để đảm bảo nước tưới cho cây trồng, anh Dưỡng đầu tư khoan giếng ngầm sâu 12m, bơm nước lên ao chứa và sử dụng mô hình tưới phun. Nhờ đó, anh tiết kiệm được công lao động, lượng nước tưới, năng suất cây ăn trái tăng lên đáng kể. Xung quanh trang trại, cỏ trồng xanh tốt cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho 12 con bò vỗ béo. Sau 12 tháng, anh xuất bán mỗi con được 24 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với giá trị ban đầu. Những năm qua, việc sản xuất nhiều đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu rủi ro vì có nhiều sản phẩm hỗ trợ lẫn nhau.
Ông Nguyễn Duy Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Hải cho biết: Anh Trần Dưỡng là nông dân đầu tiên của xã phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Hội Nông dân xã đang đề xuất mô hình này lên dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ anh về vốn, giống và kỹ thuật, phát triển trang trại theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Tưới nước ít hơn vẫn bảo đảm năng suất, thông tin này được giới khoa học đưa ra thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm của nông dân làm cà phê. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đang hiện hữu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, trong đó có sự sụt giảm mực nước ngầm phục vụ tưới tiêu cho cây trồng…

Giữa năm 2013, tại một số huyện trong tỉnh Đắk Nông, người dân đã đốn bỏ hàng trăm hécta ca cao bởi nhiều nguyên nhân như giá cả, dịch vụ thu mua kém, dịch bệnh… Tuy nhiên, hiện nay, giá ca cao tăng lên trở lại từ 50.000 - 57.000 đồng/kg hạt. Điều này cho thấy, thị trường ca cao đang có nhiều tiềm năng hứa hẹn đối với nông dân.

Sau khi thu hoạch xong tỏi đông xuân 2013-2014, bà con nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã khẩn trương bắt tay vào sản xuất gần 80 ha hành tháng 2 âm lịch. Đây là một trong những vụ hành chính vụ được bà con nông dân trên đảo kỳ vọng.

Cây râu mèo là vị thuốc đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Râu mèo được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.

Sau ba năm cùng gia đình rời thành phố ồn ào, náo nhiệt về chốn miền quê làm rau sạch với hy vọng thoát nghèo, nhờ biết xác định đúng đối tượng cây, con cũng như biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên đến nay, anh Khống Phúc Vịnh (phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã khá thành công với mô hình này.