Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.
Nhiều năm nay, ông đã gắn bó, tận tụy với nghề chăn nuôi từ nuôi bò, nuôi heo nái, nuôi dê rồi nuôi cừu. Hiện gia đình ông duy trì đàn cừu 120 con và 15 con bò, trong đó có 70 con cừu trong tuổi sinh sản. Cứ 2 năm 3 lứa, mỗi lứa cừu đẻ 1- 2 con. Cừu được nuôi bán thịt hoặc con giống. Ông chỉ xuất bán con đực, giữ lại những con cái làm cừu sinh sản, vừa thu về tiền lời, vừa phát triển thêm số lượng đàn. Với giá cừu thịt 76.000 – 78.000đ/kg hàng năm gia đình ông thu nhập không dưới 45 triệu đồng.
Cừu là vật nuôi vốn thích ăn cỏ, lá cây, thức ăn thô khô như cỏ khô. Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định, gia đình ông đã dành một phần diện tích đất trồng cỏ làm thức ăn dự trữ. Giữa vùng đất khô hạn nhưng đồng cỏ của ông luôn tươi tốt nhờ được bón phân, tưới nước. Nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước về con giống, chất lượng đàn cừu thay đổi rõ rệt, tăng trọng lượng và chất lượng thịt hàng hóa. Thêm điều kiện thuận lợi nữa là nuôi cừu dễ tìm đầu ra, dễ bán thịt, giá cao.
Với nguồn nước tưới đảm bảo từ hệ thống kênh Nha Trinh và hồ sông Trâu, ông đầu tư mở rộng diện tích lúa, gieo trồng thêm lúa giống nguyên chủng. Đến nay, gia đình ông có 7 ha lúa. Năng suất trung bình đạt 5 tấn/ha, sản lượng ước tính 35 tấn mỗi vụ. Trừ mọi chi phí, gia đình ông thu về 50 triệu đồng. Cộng thêm các phụ thu từ nuôi bò, nuôi gà, bình quân thu nhập của gia đình đạt trên 100 triệu đồng/năm. Ông mộc mạc chia sẻ: - Thứ bây giờ mình có chính là uy tín, kinh nghiệm qua nhiều năm chăn nuôi. Muốn phát triển sản xuất lâu dài, ổn định, phải tính toán và làm từng bước một. Chỉ những vật chất do mình tạo ra mới làm nên giá trị bền vững.
Những năm qua, ông được UBND tỉnhtặng Bằng khen và nhiều giấy khen của các cấp, các ngành. Ông Quầy luôn nhạy bén, tìm hướng phát triển kinh tế vững chắc trên mảnh đất quê hương, là gương sáng cho bà con nông dân trong vùng học tập.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/1, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cỏ May tổ chức lễ khánh thành đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn thủy sản của Công ty TNHH Cỏ May Lai Vung.

Thời tiết năm 2013 diễn biến không thuận lợi, nắng nóng xuất hiện sớm, kéo dài xen kẽ các đợt gió mùa, nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch lớn, giữa năm hai cơn bão số 5 và số 6 diễn ra liên tiếp, các yếu tố trên đã làm cho môi trường nuôi bị xáo động lớn, tôm, các con nuôi bị chết ở các vùng bãi bồi ven biển và vùng nội đồng các huyện như Nho Quan, Yên Mô.

Sáng 13-1, ông Nguyễn Văn Lắm cho biết vừa cào bắt được con cá chình nước ngọt cân nặng hơn 8,5 kg trên tuyến Kênh Xáng thuộc xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Bình thuận có đa dạng loại hình nuôi thủy sản như: sản xuất tôm giống, nuôi tôm, cá nước lợ, nuôi tôm cá bằng lồng bè trên biển, nuôi cá hồ chứa (cá tầm), nuôi cá nước ngọt trong ao đất, nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè... Thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai các mô hình nuôi thủy sản với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản.

Khu bảo vệ thủy sản (BVTS) Cồn Chìm (Vinh Phú) thành lập thí điểm cuối năm 2009, được bà con ngư dân hưởng ứng và đồng thuận cao. Đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 10 khu BVTS giúp tôm, cá có nơi trú ẩn và tạo nguồn thức ăn cho tôm, cá ở đầm phá.