Nhập khẩu điều thô tăng mạnh

Theo Vinacas, khác với những năm trước khi doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu điều thô từ châu Phi, năm nay do nguồn cung điều thô từ khu vực này hạn chế nên nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang nhập khẩu điều thô từ các nước trong khu vực ASEAN,
Báo cáo của Vinacas cho rằng năm nay có những cá nhân trong vai trò môi giới thương mại sang châu Phi để tìm kiếm nguồn cung, phần nào gây ra những biến động về thị trường.
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan do mùa vụ, thời tiết, khí hậu,.. việc những cá nhân này tranh mua điều ở châu Phi ít nhiều gây ra những xáo trộn thị trường thời gian qua, theo báo cáo của Vinacas đưa ra ngày 11/5.
Vì thế, các doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu điều thô từ hai quốc gia trong khu vực ASEAN là Indonesia và Campuchia. Trong đó, số lượng điều thô nhập từ Campuchia là hơn 71.000 tấn. Theo báo cáo của Vinacas, do lượng điều nhập khẩu từ Campuchia với số lượng lớn nên trong 4 tháng đầu năm nay, lượng điều thô nhập khẩu của Việt Nam là 231.350 tấn với giá trị là 310 triệu đô la Mỹ, tăng gần 223% về lượng và hơn 277% về giá trị so với cùng kỳ.
Giải thích vì sao năm nay, lượng điều thô nhập khẩu tăng mạnh, phía Vinacas cho biết, ngoài việc doanh nghiệp nhập khẩu điều với số lượng lớn từ Campuchia, một nguyên nhân khác là những đơn hàng phải giao trong các tháng cuối năm 2014 bị hoãn lại, do đó, số lượng này chuyển sang đầu năm 2015.
Năm ngoái, lượng điều nhập khẩu cả năm của nước ta là 579.000 tấn trị giá 656 triệu đô la Mỹ, giảm gần 10% về lượng nhưng lại tăng 9% về giá trị so với 2013.
Có thể bạn quan tâm

Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.

Qua ba năm triển khai thí điểm (từ năm 2011), mô hình cánh đồng mẫu lớn đã dần phát triển và trở thành cánh đồng lớn kể từ năm 2014, tuy nhiên, những bất ổn trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để xây dựng cánh đồng lớn vẫn chưa được giải quyết.

Đậu nành là cây trồng có nhiều lợi thế phát triển ở ĐBSCL nhưng làm sao để nông dân mặn mà với việc phát triển sản xuất loại cây họ đậu này đang là một câu hỏi khó dành cho nhà quản lý và nhà khoa học.

Vừa qua, Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có mời Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Viện Cây ăn quả miền Nam,… đến nghiên cứu dịch bệnh trên cây cam sành và đã khẳng định bệnh do vi-rút tấn công.

Nông dân đang rất quan tâm đến giống mít Thái siêu sớm, trồng 2 năm đã cho trái. Theo nhiều nhà vườn, với năng suất 40 tấn/ha, giá bán khoảng 15.000 đ/kg như hiện nay, trồng mít có thể đạt lợi nhuận vài trăm triệu đồng/ha. Vì thế, giống mít siêu sớm đang được nhiều nhà vườn chọn để chuyển đổi cây trồng.