Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi 3 Tỷ Đồng Mỗi Năm Nhờ Trồng Hoa Lily

Lãi 3 Tỷ Đồng Mỗi Năm Nhờ Trồng Hoa Lily
Ngày đăng: 24/09/2014

Cách đây 8 năm, chị Vũ Thị Phương lặng lẽ rời TP Hồ Chí Minh lên Đà Lạt (Lâm Đồng) thuê đất lập nông trại trồng hoa lily.

Nhìn người Sài Gòn tập tành làm nông giữa thành phố hoa ai cũng lắc đầu ái ngại, nghĩ rằng chẳng biết người phụ nữ này sẽ trụ được bao lâu với nghề trồng hoa.

Trước khi gắn mình với nghề nông, chị Vũ Thị Phương (51 tuổi, ngụ quận 9, TP Hồ Chí Minh) là bà chủ của một nhà phân phối độc quyền các mặt hàng tiêu dùng lớn có tiếng tại TP Hồ Chí Minh, dưới chị là gần 40 nhân viên. Năm 2006, một người bạn “rủ rê” chị chung vốn trồng hoa tại Đà Lạt, sẵn yêu hoa từ nhỏ, chị Phương lập tức nhận lời.

“Lúc đó tôi nghĩ chỉ làm 3-4 sào lily cho thỏa chí đam mê trồng hoa chứ không tính đến việc sẽ gắn bó lâu dài với nghề này bởi công việc kinh doanh của tôi đang tiến triển rất tốt” - chị Phương nói.

Ngày chị công bố tin từ bỏ kinh doanh ở Sài Gòn và chuyển toàn bộ nhà phân phối các mặt hàng tiêu dùng cho anh em trong nhà quản lý thực sự khiến nhiều người ngỡ ngàng. Ai cũng hết lời ngăn cản, có người chê chị dại. Sự phản đối của gia đình, người thân không đủ sức níu đôi chân chị ở lại. Đà Lạt là miền đất lành khiến chị Phương quyết định tìm tới lập nghiệp, làm giàu.

Làm chung với bạn được một thời gian ngắn, chị Phương quyết định “liều mình” ra thuê đất làm riêng, lập nên nông trại lily Tường Vy ở Vạn Thành (Đà Lạt). Nói là “liều” vì lúc bấy giờ kỹ thuật trồng hoa đối với chị là con số 0 nhưng vẫn dám đầu tư ngót cả tỷ đồng trồng lily, đầu tư cực kỳ tốn kém trong khi khả năng thất bại là không nhỏ. Bây giờ nghĩ lại, chị Phương vẫn cho rằng mình là phụ nữ “lỳ lợm hơn người”.

Chị Phương còn nhớ như in những lứa hoa lily đầu tiên phải bỏ quá nửa vì cây phát triển không đồng đều, bông nở bông không, dịch bệnh gây hại tràn lan… Lựa chọn những cây đẹp nhất đem hoa khắp nơi chào hàng mà vẫn bị khách hàng “õng ẹo chê lên chê xuống”.

Tuy vậy, bản lĩnh của một nhà kinh doanh đã giúp người phụ nữ này không hề nản chí mà vẫn kiên trì sản xuất, rút ra bài học kỹ thuật trồng lily cho riêng mình. Những lứa hoa sau đó đã nhanh chóng được cải thiện chất lượng và được người yêu hoa lựa chọn. Giờ thì chị Vũ Thị Phương đã trở thành bà chủ sở hữu nông trại hoa lily lớn bậc nhất Đà Lạt với diện tích 2,5ha và đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa.

Tất cả diện tích hoa lily nơi đây đều được sản xuất theo hướng công nghệ cao, trồng trên giá thể sơ dừa để giúp cây sạch bệnh và phát triển tốt. Hệ thống tưới tiêu đều tự động, nhỏ giọt và phun sương. Để ngày nào cũng có hoa xuất đi tiêu thụ, cứ cách một tuần chị Phương lại cho xuống giống một lần. Tất cả giống hoa lily đều được chị nhập về từ Hà Lan, ươm cho nảy mầm rồi mới đem trồng.

Hiện mỗi ngày, nông trại hoa lily của chị Phương xuất đi 1.500 bó. Thị trường chính là TP Hồ Chí Minh và chợ Đà Lạt, giá bán sỉ trung bình là 75.000 đồng/bó với thương hiệu hoa lily Tường Vy. Trung bình mỗi năm trừ chi phí nông trại hoa lily của chị Phương cho thu về gần 3 tỷ đồng tiền lãi.

Ông Nguyễn Đức Học, Chủ tịch Hội Nông dân phường 5, TP Đà Lạt cho biết, chị Vũ Thị Phương đã tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoa lily tại phường. Đây là mô hình nông trại tiên tiến, đem lại hiệu quả kinh tế cao bậc nhất tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Thương Phẩm Mô Hình Cần Nhân Rộng Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Thương Phẩm Mô Hình Cần Nhân Rộng

Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.

02/02/2013
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn) Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn)

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.

09/02/2013
Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.

09/02/2013
Vú Sữa Lò Rèn Hoàng Kim Trên Đất Vĩnh Kim Vú Sữa Lò Rèn Hoàng Kim Trên Đất Vĩnh Kim

Lâu nay, nhắc đến vú sữa Lò Rèn, người ta nghĩ ngay đến địa danh Vĩnh Kim (xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Vậy mà, đi sâu tìm hiểu xuất xứ loại cây này, tuy có nhiều giai thoại nhưng giai thoại nào cũng cho biết vú sữa Lò Rèn không xuất phát từ Vĩnh Kim!

09/02/2013
Nuôi Rắn Mối Làm Giàu Nuôi Rắn Mối Làm Giàu

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.

15/02/2013