Nhân Lực Hái Cà Phê Ở Tây Nguyên Thiếu Trầm Trọng

Niên vụ thu hoạch cà phê năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên không chỉ buồn vì cà phê mất mùa, mất giá… mà còn đứng trước tình cảnh không thuê được nhân công thu hoạch vì khan hiếm.
Tìm hiểu về vấn đề này, một số người dân trồng cà phê tại huyện Krông Cư Kuin (Đăk Lăk) cho biết, để thu hái cà phê chính vụ, mỗi hecta phải tốn từ 60 - 70 ngày công. Vì vậy, mỗi hộ dân phải thuê thêm từ 4 - 5 lao động/ngày để thu hái cho kịp thời vụ và tránh mất trộm cà phê.
Ông Bùi Văn Thanh - xã Ea Wi - chia sẻ: Nhà có 7 sào cà phê đang vào mùa thu hoạch rộ. Năm nay, nông dân chúng tôi làm ăn thua lỗ nặng, ngoài việc cà phê mất mùa, mất giá, thì hiện nay gia đình nào cũng không thuê được người hái cà phê. Nhân công thời điểm này lên tới 180.000 - 200.000 đồng mà cũng không thuê được. Biết là cà phê mất giá nhưng không hái không được vì để lâu quả chín rụng hết.
Cũng chung tình cảnh như các hộ dân ở Cư Cuin, ông Lê Văn Thân - xã Hòa Đông, huyện Krông Păk - chia sẻ: “Thời điểm này mọi năm, gia đình tôi đã thuê được 7 nhân công, đủ để thu hái 2 ha cà phê, nhưng đến nay, tôi vẫn chưa tìm được ai. Năm ngoái, gia đình tôi thuê nhân công thu hái cà phê khoảng 150.000 - 160.000 đồng/người/ngày, nay tăng lên 180.000 đồng/người/ngày, mà cũng chỉ tìm được 2 người từ quê Thanh Hóa vào”.
Tỉnh Đăk Nông cũng vậy. Niên vụ 2013 - 2014, toàn tỉnh có gần 80.000 ha cà phê, với sản lượng ước đạt trên 120.000 tấn và phải tập trung thu hoạch chỉ trong vòng 1 - 2 tháng, vì vậy, lượng nhân công cần lên đến hàng trăm ngàn người. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá thuê nhân công bao ăn chỉ từ 150 - 160.000 đồng, nhưng năm nay, giá dao động từ 180 - 190.000 đồng, thậm chí ở xã Đăk Búk So, huyện Tuy Đức, người dân phải trả 200.000 đồng/người/ngày.
Nhiều vườn cà phê đã chín rộ nhưng không ít nhà vườn vẫn chưa tìm được nhân công thu hái. Bởi vậy, ngoài việc cà phê mất mùa, mất giá, nhiều nông dân lo lắng bởi nguy cơ mất cắp và tiêu hao sản lượng do cà phê chín rụng không thu hái kịp. Theo ông Lê Thanh Trúc - xã Cư Jut, tỉnh Đăk Nông: “Đến thời điểm này, chúng tôi không tìm được người thu hoạch cà phê, mặc dù giá thuê cao hơn mọi năm nhưng vẫn khan hiếm. Nhiều gia đình phải nhờ bà con ở quê vào hái giùm nhưng cũng chỉ ít gia đình thu xếp được…”.
Tại các địa phương ở Tây Nguyên đang xuất hiện một “thị trường lao động” phức tạp. Bên cạnh việc người dân các nơi đến làm thuê chân chính, một số người câu kết, tạo đường dây làm ăn bất chính, lừa đảo, phát sinh tình trạng trộm cắp và các hiện tượng tiêu cực khác.
Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang hiện có trên 10.000ha cam sành, tập trung chủ yếu ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên diện tích này bị thu hẹp từng ngày bởi dịch bệnh vàng lá gân xanh đang tàn phá nặng nề.
Những năm gần đây, mô hình nuôi bồ câu phát triển khá mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa. Đây là vật nuôi đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao.

Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Bộ NN&PTNT phê duyệt tháng 5/2014 cho thấy những chuyển biến tích cực. Vì vậy, khắc phục điểm yếu và tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu là nhiệm vụ quan trọng của ngành trong hội nhập.

Gần 20 năm về trước, gia đình ông Nguyễn Văn Tân (SN 1959, ở thôn Phú Diễn Trong, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) thuộc diện nghèo khó của địa phương. Nhưng với hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng nên một cơ nghiệp với doanh thu mỗi năm 700 triệu đồng và trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Là thú y viên trực thuộc Trạm Thú y huyện Hoài Ân (Bình Định) thường xuyên tiếp xúc vật nuôi nên trong huyết quản của anh luôn nóng cái “máu” chăn nuôi.