Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa

Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa
Ngày đăng: 11/11/2013

Không riêng gì các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà ngay cả xứ dừa Bến Tre trong thời gian gần đây bỗng rộ lên phong trào nuôi đuông dừa bán cho các nhà hàng, quán ăn.

Nhiều đối tượng sâu hại tấn công cây dừa trong thời gian qua làm cho nhà vườn điêu đứng, các nhà khoa học chưa có giải pháp hữu hiệu để hạn chế và diệt trừ bọ vòi voi, bọ cánh cứng thì nay lại thêm đuông dừa. Đây là vấn đề cần có biện pháp mạnh để diệt trừ tận gốc.

Mấy năm qua, Chi cục Bảo vệ thực vật đã có nhiều giải pháp hạn chế được bọ cánh cứng hại dừa hiệu quả. Thế nhưng, một số hộ dân chỉ thấy lợi trước mắt mà lén lút nuôi đuông dừa tràn lan. Bà Lữ Thị Bé, ở xã Lương Hòa (Giồng Trôm) là người có nhiều kinh nghiệm nuôi đuông dừa. Bà Bé nuôi đuông dừa khá lâu nhưng mãi đến năm 2013 địa phương mới phát hiện. Cơ sở nuôi của bà Bé có 25 xô nhựa, trong mỗi xô nuôi 5 cặp đuông bố mẹ. Bà cho biết thêm, tháng 10-2012, bà mua 10 con kiến dương giống, với giá 10.000 đ/con về nuôi. Sau đó, bà tiếp tục mua thêm 200 con khác ở Tiền Giang về nuôi.

Mỗi ngày bà đi mua củ hủ dừa, bẹ dừa với giá khoảng từ 15.000-20.000 đ/cây về dùng máy xay nhỏ làm thức ăn cho đuông. Nếu cho ăn đầy đủ, mỗi tháng một con kiến dương mẹ đẻ tới 400 trứng. Khi đuông non mới nở nếu đem lên TP. Hồ Chí Minh bán cho các nhà hàng, giá mỗi con là 5.000đ. Tại huyện Bình Đại, hộ ông Nguyễn Văn Hùng, ở ấp Phú Thành - xã Phú Thuận, không chỉ nuôi mà còn là địa điểm cung cấp cho các nhà hàng. Tại cơ sở ông Hùng có khoảng 20 chiếc thau nhựa nuôi đuông, mỗi thau có hàng trăm đuông con. Từ cơ sở chỉ thu mua nay chuyển sang vừa thu mua vừa nuôi, là điểm cung cấp đuông dừa cho nhiều tỉnh, nhất là TP. Hồ Chí Minh.

Ông Huỳnh Thanh Hùng - Giám đốc Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, hiện các hộ nông dân nuôi đuông dừa, mua bán đuông dừa cung cấp cho các nhà hàng nhằm mục đích kinh doanh đã được cơ quan chức năng kịp thời phát hiện. Hộ nuôi được phát hiện đầu tiên ngày 26-8-2013 là hộ ông Trần Văn Lâm, ở xã Lương Hòa (Giồng Trôm) với qui mô 10 thùng đuông bố mẹ, 20 thùng ấu trùng và ông Lâm còn tổ chức thu mua thêm của nhiều hộ nông dân khác. Ngày 21-10-2013, khi đoàn đến kiểm tra, ông Lâm đã cam kết tiêu hủy trong vòng 10 ngày. Hộ thứ hai là bà Trần Thị Hồng Thắm, ở ấp Phú Thạnh - xã Phú Thuận (Bình Đại).

Hộ này bị phát hiện ngày 18-10-2013. Lúc đầu, bà Thắm chỉ thu mua, sau đó chuyển sang nghề nuôi đuông dừa. Hộ này cũng đã cam kết tự tiêu hủy trong vòng 3 ngày. Ngày 25-10-2013, đoàn cũng đã kiểm tra hộ ông Trần Ngọc Long, ở xã Vang Quới Tây (Bình Đại) nuôi đuông dừa. Ngoài việc kiểm tra, xử lý, Chi cục Bảo vệ thực vật cũng đã chỉ đạo các Trạm Bảo vệ thực vật trong tỉnh khẩn cấp dùng mọi biện pháp để phát hiện các hộ nuôi và vận động các hộ dân cung cấp địa chỉ các hộ nuôi đuông dừa để ngành chức năng xử lý; đồng thời, tập trung tuyên truyền sâu rộng trong người dân về tác hại của đuông dừa, ý thức tự tiêu hủy nếu có nhân nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Trăn Đang Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Trăn Đang Phát Triển Mạnh

Phong trào nuôi trăn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rầm rộ từ năm 1980, nhưng đến năm 1990 thì giá trăn trở nên bấp bênh do xuất khẩu không được thuận buồm xuôi gió, khiến cho nhiều hộ nuôi lao đao, thua lỗ, thậm chí có người còn mang trăn con vào rừng thả bỏ.

20/08/2013
Nỗi Lo Thiếu Quế Nguyên Liệu Nỗi Lo Thiếu Quế Nguyên Liệu

Vài năm gần đây, cây quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã lấy lại được thế đứng và trở thành một trong 10 đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đây là tín hiệu vui để cây quế Trà Bồng phát triển, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui ấy là nỗi lo thiếu nguyên liệu.

20/08/2013
Sớm Thực Hiện Dứt Điểm Chính Sách Hỗ Trợ Cho Người Trồng Dừa Sớm Thực Hiện Dứt Điểm Chính Sách Hỗ Trợ Cho Người Trồng Dừa

Năm 2012, tình hình tiêu thụ dừa trái và các sản phẩm từ dừa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập, đời sống của các hộ dân trồng dừa trong tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, giá dừa trái trên thị trường thế giới không ngừng rớt giá, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, đã kéo theo giá dừa trong nước giảm đáng kể.

20/08/2013
Người “Tiên Phong” Của Bản Người “Tiên Phong” Của Bản

Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.

20/08/2013
Thiếu Thương Hiệu Gạo VN Xuất Khẩu Không Do Thiếu Lúa Giống Chất Lượng Thiếu Thương Hiệu Gạo VN Xuất Khẩu Không Do Thiếu Lúa Giống Chất Lượng

“Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo không thể đổ hết lỗi cho nhà khoa học, rằng Việt Nam không có được các giống lúa đủ tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu".

20/08/2013