Người Tiên Phong Của Bản

Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.
Năm 2012, thấy vùng đất bị bỏ hoang cạnh khe Nậm Xúc (bản Quyết Thắng, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) có thể khai phá, cải tạo để trồng lúa nước và nuôi cá, Đồn Biên phòng Keng Đu (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) đã vận động một số hộ dân trong bản phát triển kinh tế hộ gia đình.
Trung uý Xeo Văn Thắng nhớ lại: Khi được vận động, ông Xeo Phò Nang quyết định đầu tư tiền của, công sức để khai thác tiềm năng vùng đất hoang hóa này. Đồn biên phòng cũng đã luân phiên cử cán bộ, chiến sĩ xuống giúp đỡ gia đình ông từ lúc khai hoang ruộng trồng lúa nước, đào ao thả cá, cho đến khi thu hoạch.
Nhờ sự giúp đỡ, cùng tư duy mới và cách làm khoa học, có hiệu quả nên trong năm 2012, gia đình ông Xeo Phò Nang đã thu hoạch được gần 4 tấn lúa trên diện tích 1.000m2 và 300kg cá trên diện tích 1.000m2 mặt nước.
Thấy mô hình cá, lúa đạt hiệu quả tốt, năm 2013 này, ông Nang khai hoang thêm 600m2 đất trồng lúa nước và đang mở rộng thêm 500m2 ao nuôi cá. Ngoài trồng lúa nước, nuôi cá, ông Nang còn đầu tư chăn nuôi gia súc. Hiện nay, gia đình ông có 2 con trâu, 10 con bò, 10 con dê và 13 con lợn, trị giá hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, ông là người đầu tiên ở xã Keng Đu mạnh dạn vay tiền mua 1 chiếc máy cày để giảm bớt sức lao động.
Từ một gia đình thiếu ăn, kinh tế khó khăn, đến nay khi được hướng dẫn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh tế gia đình ông Nang đã ổn định, có phần dư dả, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt có giá trị và đầu tư cho con cái ăn học.
Ông Lương Phò Nguyên - Trưởng bản Quyết Thắng tự hào cho biết: Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ vài sào đất bãi bồi, nhưng qua bàn tay cần mẫn của ông, nó cũng đủ sức nuôi sống 4 người. Lý do là, rau, quả của ông không phải hạng xoàng, mà toàn hàng độc đáo nên dù giá bán có nhỉnh hơn, bạn hàng vẫn tranh nhau mua. Ông chính là Huỳnh Văn Khanh ngụ thôn Nghĩa Lập, xã Đức Hiệp (Mộ Đức).

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, giá hồ tiêu những ngày gần đây trên thị trường các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ dao động ở mức 146.000 - 150.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với tháng 9/2013.

Có lẽ, tết này đối với đồng bào Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lak (Dak Lak) niềm vui được nhân đôi khi giá ca cao lên gần 50.000 đồng/kg. Cây ca cao bén duyên trên vùng đất này được xem như “cú hích” thúc đẩy trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa công nhận lúa BG6 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang sản xuất, chọn tạo là giống cây trồng nông nghiệp mới, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của các tỉnh phía Bắc và duyên hải nam Trung bộ.