Nguy Cơ Thất Thu Lớn Mùa Nghêu

Theo thường niên, vào đầu tháng 6 dương lịch, các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu ở các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh bước vào cao điểm thu hoạch nghêu thương phẩm. Tuy nhiên, mùa nghêu năm nay, người nuôi nghêu ở đây đang đối mặt với nguy cơ thất thu nặng vì giá nghêu thương phẩm giảm mạnh và khó tiêu thụ.
Ông Trần Văn Đã, Chủ nhiệm hợp tác xã nuôi nghêu Thành Đạt, xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải cho biết, từ đầu tháng 5, giá nghêu thương phẩm được thương lái thu mua tại sân là 22.000 đồng/kg nhưng chỉ thu mua được hơn chục tấn thì không tiếp tục thu mua nữa. Hiện giá nghêu thương phẩm tiếp tục giảm xuống 18.000 đồng/kg (loại 50 con/kg), nhưng cũng không có thương lái ký hợp đồng thu mua hết sản lượng. Với giá nghêu này thì 1 kg nghêu thương phẩm giảm hơn 10.000 đồng so với giá nghêu cùng thời điểm của mùa vụ năm trước.
Tỉnh Trà Vinh hiện có 7 hợp tác xã và tổ hợp tác nuôi nghêu tại các vùng ven biển thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, với tổng diện tích bãi biển được thả nuôi hàng năm hơn 740 ha.
Ở vụ nuôi nghêu năm 2012, tổng sản lượng nghêu thương phẩm toàn tỉnh thu hoạch đạt hơn 14.200 tấn, doanh thu trên 32 tỷ đồng. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, vụ nuôi nghêu năm nay, sản lượng nghêu ước tăng hơn 50% so với năm trước, nhờ môi trường khá ổn định, kinh nghiệm, kỹ thuật của các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu đều được nâng cao. Tuy nhiên, trúng mùa nhưng mất giá, ước người nuôi nghêu trong tỉnh thất thu trên 20 tỷ đồng.
Không chỉ bị thất thu vì giá cả mà các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu trong tỉnh Trà Vinh còn lo mất trắng cả chục ngàn tấn nghêu nằm dưới bãi nuôi, nếu như không tìm được nơi tiêu thụ để thu hoạch kịp thời. Theo kinh nghiệm của ông Trần Văn Đã qua hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi nghêu trên nhiều bãi biển ở Trà Vinh, nếu như mùa vụ thu hoạch nghêu thương phẩm kéo dài đến sau tháng 7 dương lịch, thì sản lượng nghêu sẽ hao hụt rất lớn, do thời điểm này nước ngọt ở thượng nguồn đổ về, lượng bùn bồi lắng lên bãi làm nghêu bị chết trên diện rộng.
Trúng mùa nhưng mất giá, “điệp khúc” khó khăn cho người nuôi nghêu ở Trà Vinh lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này cho thấy, đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu ở Trà Vinh cần có sự liên kết “bốn nhà”, ít nhất có sự liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nên người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển đàn.

Đến thôn Đồng Xe, xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến chị Nông Thị Viên, sinh năm 1983, mọi người trong thôn đều kể về chị với sự cảm phục - tấm gương giàu nghị lực, vượt khó vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.

Trong số đó hầu hết các hộ đã có chuồng tạm nhưng vẫn còn 6.572 hộ (chiếm 11% tổng số hộ chăn nuôi) chưa có chuồng cho gia súc. Như vậy, sẽ có khoảng 60.000 con gia súc chưa được đảm bảo chống rét trong mùa đông năm nay.

Khoảng từ năm 2012, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi chặt cây, đào rễ xáo tam phân về bán khiến loài cây này đang trong tình trạng cạn kiệt.

Dọc sông Cầu thuộc địa phận xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), những cây trám đen cổ thụ đang vào mùa cho thu quả. Là giống quả hiếm nên giá khá cao.