Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Thỏ

Ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn, Bình Định) ai cũng biết nông dân Nguyễn Hồng Phúc và vợ là bà Trần Thị Lý Mai đã vươn lên từ nghèo khó, có thu nhập ổn định từ nghề nuôi thỏ và nuôi chim bồ câu.
Ông Phúc cho biết: “Những năm tháng còn trai trẻ tui theo nghề xây dựng đi đây đi đó nhiều, nhưng cũng chỉ đắp đổi cuộc sống cho bản thân. Cách đây 6 năm, vợ tui thấy một người bạn nuôi thỏ thành công nên học tập làm theo. Thế là tui không theo nghề xây dựng nữa, về nhà cùng vợ quyết chí nuôi thỏ”.
Sẵn đất vườn rộng, ông làm chuồng nuôi thỏ và tận dụng chuồng nuôi bò cũ rộng 32 m2 nuôi nhốt 70 cặp bồ câu. Ban đầu ông mua thỏ giống ở Gia Lai về nuôi và làm chuồng theo kiểu tự phát, vừa tốn vật liệu mà việc chăm sóc thỏ lại khó khăn, ít hiệu quả. Nhờ được Hội Nông dân và ngành chức năng chuyển giao kỹ thuật nuôi thỏ, rồi ông tham khảo thêm sách, báo, làm chuồng và chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Thức ăn cho thỏ chủ yếu là cỏ và rau lang, rau muống trồng trên 500 m2 đất ruộng và vườn nhà. Nhờ chăm sóc tốt, đàn thỏ luôn khỏe mạnh, chóng lớn.
Ông Phúc cho biết thêm: Chăn nuôi thỏ có ưu điểm là chuồng trại đầu tư đơn giản, quy trình kỹ thuật chăn nuôi dễ dàng, mỗi cặp thỏ giống có thể đẻ từ 6 - 7 lứa/năm, mỗi lứa 6 - 7 con, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi. Thỏ thường bị bệnh xuất huyết đường ruột nên cần thực hiện tốt khâu tiêm phòng; ngoài ra 1 tuần phun thuốc khử trùng chuồng trại 1 lần, và vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Tui vừa mới xuất 2 tạ thịt thỏ (khoảng 100 con, bình quân 2 kg/con) với giá 80.000 đồng/kg.
Hiện ông Phúc đang nuôi giống thỏ NewZealand và giống thỏ California (Mỹ) do Trạm Thực nghiệm gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ chuyển giao. Đàn thỏ của gia đình ông gần 350 con, trong đó có 55 con nái đẻ và 6 con đực giống. Bình quân tháng nào ông cũng xuất 2 tạ thịt thỏ cho khách hàng, thu về 16 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 50%. Không chỉ thu nhập từ thỏ, mỗi tháng từ bán bồ câu giống ông còn thu nhập thêm 2 triệu đồng. Ông Phúc đang liên hệ với địa phương xin thuê thêm đất để mở rộng cơ sở nuôi thỏ lên thành trang trại trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.

Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.