Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thành Phố Cần Thơ Chủ Động Phòng Chống Dịch Hại Trên Lúa

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều kiện thời tiết, các loài thiên địch hiện diện ngoài đồng (bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang,...), Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ dự báo rầy nâu, bọ trĩ, ốc bươu vàng… là những đối tượng gây hại chính đối với lúa đông xuân 2013-2014 và hè thu 2014 trong những ngày tới.
Hiện trà lúa đông xuân 2013-2014 đang thu hoạch rộ, rầy thành trùng sẽ tiếp tục di trú xâm nhiễm và đẻ trứng trên những ruộng lúa hè thu 2014 mới gieo sạ tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy. Ngoài ra, bọ trĩ, ốc bươu vàng và hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên lúa tiếp tục gây hại lúa hè thu trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh, không đảm bảo thời gian cách ly khi gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng kém...
Ngành nông nghiệp thành phố chỉ đạo sau khi thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014, các địa phương tích cực vận động nông dân chuyển đổi trồng cây màu trên nền lúa. Đối với những địa phương không xuống giống được vụ màu, nên cày ải, phơi đất để tiêu diệt mầm bệnh lưu tồn trên đồng ruộng và giảm nguy cơ bị ngộ độc hữu cơ,...
Các quận, huyện bố trí mùa vụ lúa hè thu 2014 trên cơ sở khung thời vụ của thành phố kết hợp với biện pháp “Xuống giống né rầy, đồng loạt, tập trung cho từng vùng, từng cánh đồng, tránh hạn đầu vụ”, không xuống giống kéo dài, không để trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa đan xen. Đồng thời, khuyến cáo nông dân, bón phân đợt 1 sớm (từ 7-10 ngày sau sạ); tăng cường bón phân lân, kali để kích thích bộ rễ phát triển, đẻ nhánh sớm, giúp cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ…
Có thể bạn quan tâm

Đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Đài Loan cũng nên làm việc trực tiếp với các cơ quan hữu quan phía Đài Loan làm rõ vấn đề để bảo vệ lợi ích, quyền lợi của DN trong nước.

Tại khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang, nơi đây có khoảng 10 hộ chuyên sản xuất khô rắn nổi tiếng, mỗi ngày cung cấp cho thị trường ĐBSCL hàng chục kg khô rắn.

Nói xong, bà đọc bài thơ: “Tôi là hạt cát giữa sa mạc mênh mông/ Tôi là giọt nước giữa lòng đại dương/ Tôi là đóa hoa rừng giữa núi cao xa thẳm. Hạt cát không óng ánh ai thấy đâu mà nhặt/ Giọt nước không long lanh ai biết đâu mà ngắm/ Hoa giữa rừng không hương thắm, ai nhặt để ghép cành”.

Cuối năm 2008, dự án chăn nuôi bò sữa công nghiệp tập trung lớn nhất Việt Nam của Tập đoàn TH được Ngân hàng TMCP Bắc Á đầu tư với tổng vốn 350 triệu USD (giai đoạn 1) bắt đầu được khởi động tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Dự án triển khai trong thời điểm trước đó, không ít dự án nuôi bò sữa lớn nhiều nơi đổ bể, khiến không biết bao nhiêu người, từ lãnh đạo đến nhân dân băn khoăn...

Bởi thế, không lạ gì khi có hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước (trong đó có Đài Loan) chọn Lâm Đồng làm “đất sống” để kinh doanh cây chè. Song, gần đây, một vài thông tin từ các phương tiện truyền thông Đài Loan cho rằng vùng chè Lâm Đồng được trồng trên đất nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải xuống trong thời chiến tranh khiến cho hàng loạt doanh nghiệp trà của Lâm Đồng điêu đứng.