Người Trồng Lúa Đang Ở Gần Với Ngưỡng Nghèo

Đó là đánh giá của các đại biểu khi tham gia hội thảo “Tương lai ngành lúa gạo VN” diễn ra sáng 11.12 tại Cần Thơ.
Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nông dân trồng lúa ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn do chi tiêu gia đình, đầu tư sản xuất tăng cao, ngược lại thu nhập ngày càng thấp do giá bán thấp, thị trường bấp bênh.
PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, đưa ra một thực tế rằng nếu tính bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người tương ứng với thu nhập từ cây lúa như hiện nay thì nông dân trồng lúa ở gần với ngưỡng nghèo. Trong hệ thống phân phối, chỉ có trên dưới 7% người trồng lúa bán được gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn lại hạt gạo phải “đội” từ 7 - 8 lớp “cò”. Hơn nữa, nông dân sử dụng “thừa” phân, thuốc làm cho giá thành sản xuất tăng.
Theo phân tích của ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 850 dự án nước ngoài đầu tư vào ĐBSCL năm 2013 với tổng vốn 11 tỉ USD, lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 6% về số dự án và vốn là 2%. “Những con số trên chứng minh một điều, vùng ĐBSCL vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng với tầm vóc. Thật sự nhiều tiềm năng của vùng vẫn chưa được khai thác và phát huy, đời sống người dân vẫn khó khăn”, ông Xuân đánh giá.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nguoi-trong-lua-dang-o-gan-voi-nguong-ngheo-post136062.html
Có thể bạn quan tâm

Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.

Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...

Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.