An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo

Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.
Cá rô phi có tên khoa học là Oreochromis niloticus, được ngư dân tỉnh An Giang thả nuôi từ lâu, nhưng với qui mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên hiện nay đang có nhu cầu xuất khẩu rất mạnh. Hiện đang hấp dẫn các doanh nghiệp và ngư dân thả nuôi.
Để cung ứng cá rô phi giống cho các vùng nuôi xuất khẩu của doanh nghiệp và hộ ngư dân, Trung tâm giống thủy sản tỉnh An Giang đã phối hợp với Công ty New Horizon (Israel) tiếp nhận 150 nghìn con cá rô phi dòng mới (ND34) để nuôi thử nghiệm và tiếp nhận chuyển giao quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính với 10.000 con bố mẹ, cung cấp cho thị trường 100.000 con giống chất lượng, có hình dáng màu sắc đẹp, kích cở đồng đều.
Bên cạnh đó Công ty cổ phần Nam Việt còn đầu tư trại sản xuất con giống để tự cung cấp cho vùng nuôi của công ty và các cơ sở hộ ngư dân, nhằm đảm bảo chất lượng con giống, có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng lớn, năng suất cao
Theo Chi cục thủy sản tỉnh An Giang, Hiện nay thị trường xuất khẩu cá rô phi rất đa dạng sang Đài Loan, Trung Quốc dưới hai dạng cá philê và nguyên con, có giá xuất rất cao, đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng vùng nuôi, tăng số lượng lồng, vèo trên sông, đây còn là hướng đi mới của doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh An Giang.
Đến thời điểm này toàn tỉnh An Giang có 345 hộ ngư dân thả nuôi cá rô phi trong 926 lồng vèo và Công ty Cổ phần Nam Việt đang đầu tư 6 vùng nuôi với 2.532 vèo; Công ty Cổ phần XNK thủy sản An Mỹ thả nuôi 180 vèo, khả năng đạt tổng sản lượng trên 22 nghìn tấn/năm. Hiện nay bình quân mỗi ngày Công ty Nam Việt có công suất chế biến 120 tấn cá nguyên liệu.
Tỉnh An Giang có chủ trương tận dụng hệ thống lồng, vèo, bè nuôi cá trên sông không hiệu quả chuyển đổi sang nuôi thương phẩm cá rô phi, nhằm duy trì và phát triển làng nghề nuôi cá bè truyền thống; Đẩy mạnh sản xuất con giống rô phi chất lượng cao phục vụ cho nuôi thương phẩm và tiến tới quy hoạch vùng nuôi cá rô phi trên sông, đảm bảo môi trường, tăng chất lượng, giá trị sản phẩm và giải quyết lao động an sinh xã hội.
Trước đó UBND tỉnh An Giang đã có quyết định phê duyệt đầu tư nuôi thí điểm 460 vèo cá rô phi trên sông hậu thuộc xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành) của Công ty Cổ phần Nam Việt trong 2 vụ, từ tháng 1/2015 - tháng 3/2016 đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông thủy nội địa, giảm thiểu tác động môi trường và có sự giám sát quan trắc môi trường định kỳ, thu mẫu phân tích các chỉ số ô nhiễm môi trường trong suốt quá trình nuôi thí điểm...
Có thể bạn quan tâm

Chưa năm nào người nuôi tôm lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay. Chọn nuôi con tôm thẻ hay con tôm sú? Đó là vấn đề thật sự làm nhiều người đau đầu. Nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì quá liều lĩnh, vì đây là đối tượng nuôi mới và mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất nhiều.

Ngày 12.6, Hội ND huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cách bẫy, bắt chuột hiệu quả trên đồng ruộng với loại bẫy cải tiến cho 150 cán bộ cơ sở hội.

Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.

Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.

Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Với diện tích trên 4.000 hecta, cây bưởi da xanh được xác định là một trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, giá bán bưởi da xanh ổn định ở mức cao nhờ có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.