Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế

Về thôn Ngọc Anh (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) tôi bất ngờ khi chính mắt mình trông thấy những cây đu đủ nặng trĩu quả được trồng trong chậu xi măng. Chủ vườn chậu đu đủ cảnh là anh Võ Đắc Nghĩa (35 tuổi).
Cứ đến dịp Tết, nhu cầu cây cảnh có quả chưng trong ngày Tết rất lớn. Tâm lý người tiêu dùng luôn mong một năm mới đầy đủ, sung túc anh Nghĩa đã triển khai phương pháp trồng đu đủ trong chậu.
Nhìn chậu vườn đu đủ cảnh đang phát triển tốt với quả đang ra dày đặc, anh Nghĩa cho biết; Phong trào trồng đu đủ cảnh chưng Tết xuất hiện ở miền Nam từ lâu, giúp nông dân các tỉnh thu lại lợi nhuận cao, mà chưa thấy ở Huế nên tôi học hỏi trồng thử. Mùa Tết năm nay, đu đủ cảnh mang thương hiệu Huế sẽ đến với những người có nhu cầu...
Để có những chậu đu đủ cảnh phát triển tốt và ra quả như thế này, ngay từ tháng 5 anh phải đi mua giống đu đủ Thái Lan về gieo quanh vườn, sau đó đưa từng cây vào các chậu có đầy đủ phân chuồng và đất thịt. Ban đầu cây lớn nhanh, phát triển rất tốt, nhưng hai tháng trở lại đây, thời tiết ở Huế mưa nhiều nên nhiều chậu đu đủ cảnh bị ngập úng, cây chết do thối rễ. Để chống ngập úng anh mua bao ni lông về che đậy lại các chậu không cho nước mưa ngập. Hiện nay, vườn đu đủ 100 chậu đang trong thời kì cho ra quả và có thể bán đúng dịp Tết Ất Mùi sắp tới.
Theo anh Nghĩa thì chậu đu đủ cảnh được xem là đẹp và chưng trong ngày Tết thì cây phải trĩu quả và có quả chín cùng với dáng cây đẹp thì sẽ được bán với giá cao hơn. Một chậu đu đủ cảnh sẽ được anh bán với giá 1 triệu đồng. “Tết chưa đến nhưng hiện nay 10 cặp chậu đu đủ cảnh đã có khách đặt mua, một số khách muốn mua bây giờ nhưng anh chưa bán. Thời tiết như thế này nếu chăm sóc kỹ thì đu đủ sẽ bắt đầu chín vàng đúng dịp Tết và sẽ bán được giá cao”, anh Nghĩa phấn khởi cho biết thêm.
Nếu năm nay thành công, sang năm anh sẽ tính toán trồng với số lượng lớn hơn đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết... Bên cạnh trồng đu đủ cảnh bán vào dịp tết sắp tới, anh Nghĩa cũng tận dụng mảnh vườn gia đình để trồng 100 gốc ổi và các chậu ớt cảnh.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.

Đầu năm 2010 được sự hỗ trợ của Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư tỉnh Hậu Giang xây dựng mô hình máy gặt đập liên hợp (GĐLH), Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư Long Mỹ triển khai thực hiện bước đầu mang lại kết quả khả quan và được bà con nông dân nhiệt tình ủng hộ.

Với 20 ao ximăng trong nhà, mỗi ao có diện tích khoảng 4m2 nhưng ông Nguyễn Văn Hoàng trú tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM đã cung cấp cho các công ty xuất khẩu hàng tấn lươn thịt mỗi năm.

Anh Nguyễn Văn Minh thôn Song Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Tây) trồng đu đủ giỏi, cho thu nhập cao. Từ 2 sào đu đủ giống Đài Loan trồng tháng 11 năm ngoái, hiện nay gia đình anh đã thu được 8 triệu đồng, dự kiến thu hết sẽ có khoảng 12 triệu đồng