Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp sức nông dân phát triển sản xuất

Tiếp sức nông dân phát triển sản xuất
Ngày đăng: 03/11/2015

Cán bộ Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân hướng dẫn các học viên cách tiêm phòng cho gà.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đã khai giảng 38 lớp nghề cho 1.178 học viên; trong đó, có 5 lớp đã hoàn thành với 162 học viên được cấp chứng chỉ nghề, 100% học viên đạt kết quả khá và giỏi.

Không chỉ mở các lớp dạy nghề ngắn hạn, trung tâm còn liên kết với Trường Trung cấp nghề Hội Nông dân Việt Nam mở 4 lớp trung cấp kỹ thuật thú y cho gần 200 học viên.

Các học viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành “bác sỹ thú y” của gia đình hoặc làng xã, góp phần phòng trừ các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Đây còn là các tuyên truyền viên tích cực, giúp đỡ nhiều người trong thôn, xóm cùng áp dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi, trồng trọt một cách an toàn, hiệu quả, tạo tiền đề xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa.

Các cấp hội cũng rất coi trọng việc hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để nông dân gắn việc học nghề với tạo việc làm, phát triển sản xuất bằng nghề đã học.

Những năm qua, các cấp hội đã triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân SXKD bằng việc phối hợp với các ngân hàng tín chấp cho hội viên, nông dân vay vốn; cho vay Quỹ Hỗ trợ nông dân, hỗ trợ xây dựng chuồng trại, trang thiết bị; liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Hội Nông dân tỉnh tổ chức nâng cao kiến thức, kỹ năng về kinh tế tập thể cho hội viên nông dân

Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nuôi 10-30 con lợn/lứa, thậm chí, hàng trăm con mỗi lứa; hàng trăm, hàng ngàn con gà/lứa...

Tổ hợp tác nuôi gà thả vườn ở xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) có 26 hộ tham gia, trung bình 200 con/hộ/lứa, có hộ 800 con; tổ nhóm nuôi hươu ở Đức Long (Đức Thọ) có 14 hộ, quy mô 5-12 con/hộ; Sơn Giang (Hương Sơn) có 17 hộ/nhóm, quy mô 3-10 con/hộ...

Đặc biệt, năm 2014, BTV Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng mô hình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (20-25 con/lứa/hộ) tại 5 xã của huyện Vũ Quang (Hương Quang, Hương Thọ, Hương Minh, Đức Lĩnh và Sơn Thọ).

Kết quả, có 47 hộ tham gia và đã hình thành được 5 tổ hợp tác chăn nuôi lợn liên kết; sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi lứa, người dân thu hơn 350.000 đồng/con.

Hiện nay, mô hình này tiếp tục được phát huy và nhân rộng ở tất cả các huyện, thị, thành.

Các hoạt động của hội góp phần nâng tổng số HTX toàn tỉnh hiện nay lên 443, 874 tổ hợp tác và 7.920 mô hình thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, đồng thời, tích cực góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ông Trần Trung Thành – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh cho biết, thời gian tới, BTV Tỉnh hội tiếp tục chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, tập huấn KHKT và dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư nông nghiệp, giống cây, con… tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, chú trọng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất theo các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, thực hiện tốt Kết luận 61 về đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”.


Có thể bạn quan tâm

Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.

14/11/2013
Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê cũng như sự thành bại của người trồng cà phê sau một năm vất vả chăm sóc, bảo vệ. Nhưng hiện vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi nước tưới phải đối mặt với nhiều thách thức.

14/11/2013
Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện nay là thời điểm sâu bệnh gây hại trên cây điều phát triển mạnh. Các loại sâu hại phổ biến là: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Chỉ tính từ ngày 22 đến ngày 28-10, diện tích bị bọ xít muỗi gây hại trên cây điều trong tỉnh là 108 ha, trong đó mức độ nhẹ 98 ha, trung bình 10 ha (tăng 9 ha so với kỳ trước). Do vậy, nông dân cần chú ý bọ đục chồi trong thời gian tới.

14/11/2013
Hiệu Quả Từ Chương Trình Trồng Sắn Mới Hiệu Quả Từ Chương Trình Trồng Sắn Mới

Mía và sắn là 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Ðồng Xuân (Phú Yên). Ngành Nông nghiệp của huyện đang tiến hành đưa các bộ giống mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Ðặc biệt là cây sắn, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình canh tác cây trồng bền vững, giúp người dân ổn định sản xuất.

14/11/2013
Thu Nhập Cao Nhờ Trồng Xen Hoa Màu Trong Vườn Cao Su Non Thu Nhập Cao Nhờ Trồng Xen Hoa Màu Trong Vườn Cao Su Non

Với nhiều nông dân không có đất sản xuất, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những nông dân như những chú ong miệt mài tìm mật bằng cách thuê vườn cao su non chưa khép tán để trồng hoa màu.

14/11/2013