Người trẻ hóa vườn xoài

Từ năm 2007, ông Lởi biết đến kỹ thuật này nhờ một người bạn là kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn. Sau 2 năm thử nghiệm, ông quyết định ghép cải tạo 1 hécta xoài bưởi sang xoài giống Thái, hiện đang cho lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng/vụ thu hoạch. Năm 2012, ông tiếp tục ghép xoài cát Hòa Lộc vào 30 gốc xoài ba mùa mưa già cỗi.
Chỉ sau 2 năm, những cây xoài này đã bói quả và cho thu khoảng 1,5 tấn xoài. Theo ông Lởi, so với trồng mới, xoài ghép có nhiều ưu điểm, như: rút ngắn thời gian cho thu hoạch, giảm chi phí đầu tư, gốc cây khỏe nên cho trái to, chất lượng ngon... Các giống xoài Thái, xoài cát Hòa Lộc dùng để ghép đều được ông trồng và tuyển chọn tại vườn. Nhờ chất lượng ngon nên vườn xoài của ông luôn đắt hàng, thương lái thường đến tận vườn mua với giá cao.
Hơn 20 năm gắn bó với cây xoài, ông tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm hay, nhất là kỹ thuật ghép cải tạo vườn xoài. Nhưng ông không giấu những bí quyết này để làm giàu cho riêng bản thân mình mà sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn cho bà con nông dân quan tâm tìm đến. Ông luôn mong muốn mô hình ghép cải tạo vườn xoài này tiếp tục được nhân rộng để Đồng Nai xây dựng được thương hiệu về trái xoài chất lượng cao, đáp ứng tốt thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Ông Peter Pickering thông tin: Syngenta dành sự quan tâm đặc biệt và có kế hoạch hợp tác với các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT để chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô, giúp nông dân tiếp cận với giải pháp canh tác tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống, gia tăng sản lượng ngô tại các vùng trồng ngô trọng điểm của Việt Nam như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

Hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM là sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hồng An, không chỉ đổi thay ở diện mạo nông thôn, đời sống của người dân cũng chuyển biến tích cực. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 30 triệu đồng/người/năm.

Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).

Sinh ra từ cái nôi của làng nghề, ông Nguyễn Duy Hòa, chủ cơ sở đồ gỗ Hòa Hiếu là một trong những người “giữ lửa” nghề truyền thống ở làng Hạ Vũ. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay người chủ cũng là nghệ nhân này đã có một cơ ngơi với hai cơ sở sản xuất gần 600m2, có uy tín trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn, như: Cơ sở vật chất, lao động phân bố rải rác trên địa bàn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; một số hệ thống công trình quan trọng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ; tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp (hạn hán, lũ lụt, mặn ngày càng thâm nhập sâu); bên cạnh đó, tài chính gặp cũng không ít khó khăn do việc cấp phát vốn theo kế hoạch đang còn chậm...