Người nuôi tôm thẻ chân trắng lao đao

Tại tỉnh Krishna, diện tích ao nuôi tôm chân trắng đã giảm khoảng 12.000 mẫu trong năm nay. Theo tờ The Hindu, chỉ riêng vùng ven biển từ Visakhapatnam đến Nellore, đã có tới 300 – 400 trại ương giống bất hợp pháp hoạt động.
Theo nhà khoa học J. Shyam Dayal của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở Chennai, tỷ lệ mắc bệnh đốm trắng đã trở nên khó kiểm soát trong nhóm tôm giống được nuôi trong ao, không phải trong các trại giống.Trong khi đó, người nuôi tôm cho rằng Cơ quan Nuôi trồng thủy sản ven biển đã không làm gì để kiểm tra các trại giống bất hợp pháp khiến tỷ lệ sống của tôm giống không được đảm bảo.
Mặt khác, cơ quan xúc tiến xuất khẩu thủy sản (MPEDA) cũng góp phần giúp giá tôm chân trắng Hawaii tăng cao thay vì các sản phẩm thủy sản của Ấn Độ như tôm chân trắng hay cá chẽm. Điều này khiến cho các trại giống tại Hawaii có được thị trường lớn hơn và đảm bảo hơn, song ngược lại cũng khiến người nuôi tôm ở Andhra bị tổn thất nặng nề.
Cá chẽm, loài cá nước lợ có thể là lựa chọn thay thế cho tôm thẻ chân trắng, tuy nhiên không dễ để phát triển loài này ở Andhra.
Có thể bạn quan tâm
Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình vỗ béo bò trước khi xuất bán tại xã Canh Hiển, 30 đại biểu là hộ tham gia mô hình, nông dân nghèo, đại biểu các Hội, đoàn thể đã dự hội nghị.

Trong mùa mưa, nền nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm cao, ẩm độ cao, ánh sáng ngày ngắn, chất lượng thức ăn thô xanh giảm; các loại vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, nấm bệnh phát sinh phát triển, nên gia súc cũng dễ mắc bệnh.

Hà Tĩnh là vùng đất chảo lửa túi mưa nên nhiều giống lúa mới đua nhau “chen chân”, hy vọng sẽ được khoe mình dành thị phần. Nhưng thực tế, rất ít giống lúa đứng vững, phần nhiều đưa vào khảo nghiệm đã bị thất bại.

Theo RongViet Research, có 4 rủi ro từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc đối với hoạt động thương mại Việt Nam.

Tôm nuôi chính vụ 2015 của tỉnh Trà Vinh chỉ đạt gần 52% kế hoạch, giảm gần 10.000 tấn so cùng kỳ năm trước.