Phát Triển Mô Hình Nuôi Thuỷ Sản Ven Biển

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với chiều dài bờ biển khoảng 6 km, xã đã tham mưu với UBND huyện và Sở NN&PTNT cho phép thí điểm mô hình nuôi hến ở khu vực ven biển với 32 hộ dân tham gia. Ông Phạm Văn Tỷ một trong những hộ dân thành công trong mô hình này - cho biết, năm 2011 ông cùng với các anh em trong xóm ấp đã hùng vốn thuê 480 ha diện tích mặt nước biển với giá 300.000 đồng/ha để nuôi hến. Nhờ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật và cách chăm sóc mà diện tích hến nuôi của bà con phát triển rất tốt. Sau 3 tháng nuôi thả, người dân đã thu hoạch được hơn 3 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí các hộ dân đã thu lãi trên 1,2 tỷ đồng.
“Trước khi triển khai mô hình này tôi cùng các hộ khác đã có chuyến tham quan thực tế học hỏi kinh nghiệm nuôi hến của bà con nông dân ở huyện An Biên, thấy mô hình này có hiệu quả kinh tế lại dễ nuôi thả nên mọi người đã áp ụng vào điều kiện thực tế tại địa phương và đã thành công” – ông Tỷ chia sẻ.
Khi được hỏi về kỹ thuật nuôi trồng ông Dương Văn Hải – cũng là nông dân nuôi hến - vui vẻ cho biết đây một loài thủy sản rất dễ nuôi thả, nguồn thức ăn tự nhiên không phải tốn chi phí. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm khi nuôi loại thủy sản này là nó chỉ thích hợp cho vùng nước mặn, lợ không thích hợp cho vùng nước ngọt. Ông Dương Văn Hải – cho biết thêm: “Tuy đây là mô hình mới nhưng anh em tụi tui đã quyết tâm thực hiện và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục thuê mướn diện tích mặt nước biển để nuôi thả thủy hải sản. Qua đó, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân địa phương”.
Được biết Sơn Bình là một xã mới chia tách, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, do giá cả thị trường thiếu ổn định đã ảnh hưởng trược tiếp đến sản xuất nông nghiệp của bà con. Do vậy, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là hoàn toàn đúng đắn. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho biết thêm:”Mô hình nuôi hến đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, để mô hình này được nhân rộng, về phía chính quyền địa phương sẽ phối hợp cùng ngành chuyên môn hỗ trợ về khoa học kỹ thuật cũng như nguồn vốn để người dân mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Đây là con số vừa được ngành chức năng của TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) thống kê. Theo đó, hiện diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn TX.Ngã Bảy là 3.343ha, trong đó tập trung chủ yếu là cây cam sành với diện tích 2.472ha ở xã Đại Thành và Tân Thành.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, từ nay đến năm 2015, sẽ tập trung cho gia tăng nuôi trồng thủy sản hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Khảo sát thị trường vào ngày 18/7 cho thấy một số trái cây đang có giá cao. Xoài cát Hòa Lộc có giá 90.000-110.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 50.000 đồng/kg, măng cụt, trái vải 35.000-40.000 đồng/kg. Thời điểm chính vụ, giá các loại nông sản này không quá 30.000 đồng/kg.

Do đó, cái khó của người nuôi tôm là càng nuôi lâu trên một diện tích đất thì sẽ càng tăng chi phí và tỷ lệ thành công giảm xuống. Đã có nhiều nông dân phải bỏ ao một thời gian dài hoặc tìm một mô hình khác thay thế cho con tôm công nghiệp

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì mất nguyên liệu vào tay Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày, có tới trên dưới 300 tấn tôm nguyên liệu bị mua gom chở về Trung Quốc. Nay thì khác, nhà máy vẫn chạy phà phà, còn những ông chủ của nó vẫn có thể thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện.