Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.
Không chấp nhận bỏ cuộc, anh Hiếu đem con giống đến hợp tác với nông dân để nuôi trình diễn, thậm chí là bán nợ cho nông dân nuôi thử. Phải qua vài vụ nuôi có kết quả tốt nông dân mới có niềm tin và tìm đến cơ sở để mua giống. Sau khi công việc sản xuất tôm giống đi vào ổn định, anh Hiếu lại quyết định đầu tư sản xuất cua giống và cũng thành công.
Theo anh Hiếu, để sản xuất ra con giống chất lượng cao thì ngoài việc tìm cho được nguồn bố mẹ tốt còn phải nắm vững quy trình kỹ thuật, mới thành công. Hiện nay, mỗi năm cơ sở Trung Hiếu có thể cung cấp 15 triệu con tôm sú giống và hàng trăm ngàn con cua giống chất lượng cao, được nông dân trong vùng tín nhiệm.
Có thể bạn quan tâm

Hải Phòng đang triển khai 7 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Compost maker xử lý rơm rạ trên địa bàn 5 huyện An Dương, An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo.

Khởi nguồn từ sáng kiến của những nông dân HTX Hợp Thịnh (Vĩnh Phúc) trồng ngô đông bằng bầu trên nền đất ướt, vụ ngô đông ở miền Bắc mở ra có thời điểm lên tới trên 150.000 ha.

Ngày 21/11, Trạm thú y huyện Diễn Châu đã tiến hành tiêu hủy 2.600 con gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong lộ trình thực hiện cải cách hành chính, lâm nghiệp là lĩnh vực đầu tiên trong ngành NN-PTNT hoàn thành việc xây dựng và thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC).

Sau hơn 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng phá, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bình Phước giảm hẳn.