Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Khoai Nưa

Trồng Khoai Nưa
Ngày đăng: 13/07/2012

Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Khoai nưa không kén đất, có thể trồng được trên nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu đến đất hoang đồi núi tơi xốp, nhiều mùn. Tuy chịu hạn khá tốt nhưng khoai nưa không chịu được úng ngập do đó cần chọn đất dễ thoát nước, nơi thấp cần lên luống cao. Một trong những đặc điểm sinh lý quan trọng của cây khoai nưa là khả năng chịu bóng rất cao, dễ quang hợp ở những nơi có sánh sáng tán xạ, độ che phủ cao do đó rất thích hợp để trồng xen dưới các tán rừng, vườn cây ăn quả vừa tận dụng được đất đai, vừa góp phần chống xói mòn bảo vệ đất và rừng rất tốt. Đây là một loại cây có củ bản địa có giá trị kinh tế cần được khôi phục sản xuất để phục vụ nhu cầu kinh tế của xã hội đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

- Thời vụ trồng: Khoai nưa có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ tốt nhất là mùa xuân (tháng 2-3) và mùa thu (tháng 9-10). Riêng các tỉnh miền Trung cần tránh trồng vào các tháng có gió Lào khô nóng (tháng 6-7).

- Chọn và làm đất: Tuy không kén đất nhưng nên chọn trồng trên các loại đất phù sa ven sông suối, đất nâu đỏ trên nền đá vôi có lượng mùn cao (chân núi) và đất đồi núi mức độ thoái hóa chưa mạnh, đất ẩm, hàm lượng mùn và dinh dưỡng còn khá. Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch rễ cây, đá to, cỏ lại, lên luống rộng 1,2-1,4m, cao 30-35cm; luống chạy theo đường đồng mức. Nếu đất chua nên bón thêm vôi trong quá trình làm đất.

Trên mặt luống cuốc các hố trồng với kích thước: 30 x 30 x30cm, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50cm. Trong trường hợp trồng xen dưới tán rừng hoặc trong vườn cây ăn quả, nếu đất dốc không cần lên luống thì trồng với khoảng cách: cây cách cây 50cm, hàng cách nhau 1m. Những nơi đất tốt, nhiều mùn không cần bón nhiều phân nhưng những nơi đất xấu cần bón nhiều phân chuồng, lân và kai li sẽ cho củ to, năng suất cao và củ mới nhiều tinh bột, ăn mới ngon.

-Cách trồng: Giống được trồng chủ yếu bằng chồi củ. Với những củ nhỏ có đường kính 2-3cm có thể trồng nguyên củ, với các củ lớn có nhiều mầm mắt thì có thể chẻ làm nhiều mảnh (đã lấy hết phần bột), mỗi mảnh có ít nhất 1 mầm mắt và một ít rễ để trồng nhằm tiết kiệm giống. Chấm mặt cắt của mảnh giống vào tro bếp hoặc bột xi măng cho khô nhựa trước khi trồng để tránh bị mất nước hoặc nấm bệnh xâm nhập làm thối, hỏng. Đặt các mảnh giống xuống hố, mầm mắt quay lên trên, phủ đất bột lên, dện chặt, sau đó phủ tiếp một lớp đất mỏng mịn nữa rồi dùng cỏ khô, rơm rạ, lá cây khô phủ kín toàn bộ mặt luống vừa để giữ ẩm cho khoai nưa đồng thời hạn chế cỏ dại mọc.

-Chăm sóc: Khi nưa mọc cao 15-20cm, làm cỏ, xới xáo và vun gốc. Những nơi không lên luống thì tranh thủ lúc này để vun gốc tạo thành những luống nhỏ vừa tạo điều kiện cho cây làm củ tốt đồng thời tạo rãnh thoát nước theo đường đồng mức, tránh để cây bị úng ngập. Khi thấy nưa ra hoa, cắt bỏ hoa để tập trung dinh dưỡng nuôi cây và củ lớn sẽ cho chất lượng cao.

- Thu hoạch: Khoai nưa có thể để từ 2-3 năm, nhưng nên thu hoạch củ tốt nhất sau trồng 1 hoặc 2 năm sẽ cho chất lượng tốt nhất. Thu hoạch củ khi thấy thân lá đã ngả màu vàng, có xu hướng lụi dần. Dùng dao cắt bỏ phần thân sát gốc rồi dùng cuốc hoặc cào răng sắt thưa xới xung quanh gốc và nhẹ nhàng dỡ củ ra tránh để dập nát, xây xước. Làm sạch đất, đem đI tiêu thụ hoặc xếp vào nơi khô ráo, thoáng mát hoặc trên giá cao để cất giữ dùng dần. Mỗi hốc cho 1 củ mẹ to và nhiều củ con nặng trung bình 2kg. Nếu trồng trên đất tốt, được bón nhiều phân, củ có thể nặng tới 5-6kg, thậm chí có củ nặng tới 10kg.


Có thể bạn quan tâm

Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.

23/07/2014
Hướng Đi Đúng Cho Nông Dân Hà Nội Hướng Đi Đúng Cho Nông Dân Hà Nội

Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.

23/07/2014
Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

28/03/2014
Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

28/03/2014
Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2020 Toàn Tỉnh Có Khoảng 1.700 Ha Trồng Mãng Cầu Ta Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2020 Toàn Tỉnh Có Khoảng 1.700 Ha Trồng Mãng Cầu Ta

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.

23/07/2014