Ngư Dân Ra Khơi Với Nhiều Nỗi Lo Ở Khánh Hòa

Sau Tết là thời điểm ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản, tuy nhiên đến thời điểm trung tuần tháng 2/2014, tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có rất ít tàu cá ra khơi.
Nguyên nhân là do hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản của ngư dân trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, nhiều tàu thuyền buộc phải nằm bờ để tránh việc thua lỗ. Các tàu cá ra khơi đánh bắt lại mang nhiều nỗi lo, dự báo cho một năm khó khăn cho ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa.
Không khí tại cảng cá Hòn Rớ - Nha Trang thời điểm đầu vụ đánh bắt khá yên ắng. Hàng trăm tàu cá công suất lớn của tỉnh Khánh Hòa và một số tỉnh lân cận vẫn nằm bờ. Chỉ có một vài tàu đang chuẩn bị nhiên liệu, lương thực, thực phẩm để cho chuyến ra khơi dài ngày.
Sau hơn một tháng nằm bờ, ngày 16/2, chiếc tàu của gia đình bà Nguyễn Thị Kiều Ngân ở Nha Trang mới quyết định xuất bến. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, gia đình phải bỏ ra hơn 100 triệu đồng, và phải đi tìm khắp nơi mới có đủ lao động tham gia chuyến biển. Cùng kinh phí, nhân lực nỗi lo lớn nhất hiện nay của ngư dân là chuyện thu nhập khi tàu vào bờ.
Bà Nguyễn Thị Kiều Ngân chia sẻ: “Chuyến đi của tôi chi phí hết 150 triệu. Đi chuyến này có khi có khi được hoặc không, còn tùy thuộc vào yếu tố may mắn”.
Ra khơi với sự may rủi là điều có thật đối với mỗi ngư dân, bởi lẽ hoạt động đánh bắt cá của ngư dân lâu nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự thông báo cho nhau của bạn thuyền là chính, chưa áp dụng nhiều thiết bị hiện đại để phát hiện luồng cá. Do vậy, ngư dân phải tốn nhiều nhiên liệu, thời gian trên biển hơn để đánh bắt.
Trong khi đó, giá cá bán trong thời gian gần đây khá thấp, khiến thu nhập ngư dân giảm sút, phải bù lỗ nên bà con phải tính toán kỹ trước khi ra khơi. Một số tàu phải chuyển sang đánh bắt gần bờ để kiếm sống qua ngày.
Ông Nguyễn Trung Hiếu - Phụ trách cảng cá Hòn Rớ - Nha Trang cho biết: “Đến giờ này, cảng đã đón tiếp khoảng 100 tàu vào lấy đá, nhu yếu phẩm, nhiên liệu đầu năm, so với cùng kỳ đến thời điểm này số tài thuyền ra vào cảng khá thấp. Giá cả hiện tại so với cung kỳ rất thấp so với trước, đó cũng là nguyên nhân khiến bà con gặp khó khăn khi ra khơi”.
Thông tin từ Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Lương lượng tàu ra khơi đánh bắt năm nay đã giảm khoảng 60% so với thời điểm này năm ngoái. Điều này xuất phát từ nguyên nhân đánh bắt khó khăn, thu nhập giảm sút nên nhiều lao động đã dần bỏ nghề đi làm ăn nơi khác.
Vì đặc thù của nghề biển là tiền công của lao động phụ thuộc vào từng chuyến biển, nếu chủ tàu không tạo sự ổn định trong thu nhập thì lao động chắc chắn sẽ bỏ tàu. Do vậy, đối với chủ tàu Đinh Văn Nam tìm được 8 lao động tham gia chuyến biển này đã là một thành công. Dù vậy, trong lòng ông vẫn đầy nỗi lo lắng.
Ông Đinh Văn Nam tâm sự: “Nguyên nhân dẫn đến việc nhân công nghỉ nhiều là do lượng dầu, chi phí cao quá, đi làm không có dư nhiều, nếu một tháng được 4-5 triệu thì người ta đi, không thì người ta tìm việc khác”.
Thu nhập giảm, giữa chủ thuyền và lao động không tạo được sự gắn kết, điều đó cho thấy hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản rất bấp bênh. Nhiều ngư dân đã bắt đầu san nhượng tàu thuyền để làm nghề khác. Để ngành khai thác thủy sản tiếp tục phát triển, ngư dân rất mong muốn Nhà nước có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để ngư dân yên tâm bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2014 đã giảm 8% về lượng và giảm 21,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Theo ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đông Hải, mô hình nuôi sò huyết xen tôm trên địa bàn huyện đang phát triển khá mạnh với 169 ha. Năng suất sò bình quân 6 tấn/ha, lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha.

Mỗi chiếc tàu đánh bắt xa bờ trị giá từ vài tỷ đồng trở lên là tài sản lớn nên việc neo đậu an toàn trong bão lũ được ngư dân quan tâm. Nhớ lại những trận bão của nhiều năm trước, anh Nguyễn Văn Độc ở thị trấn Thuận An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) không khỏi xót xa do chủ quan trong việc neo đậu tránh trú bão khiến tàu anh hư hỏng nặng.

Vụ tôm xuân hè năm nay, xã Nam Cường (Tiền Hải - Thái Bình) thả nuôi 4,8 triệu con tôm sú và 80 vạn con tôm thẻ, 7 ha cá vược, 1 ha cua. Ðến nay, bà con đã cơ bản hoàn thành thu hoạch tôm. Nhìn chung tất cả các hộ nuôi tôm đều thu lãi cao hơn mọi năm, trong đó có nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Đây là lần thứ 2 Tổng cục Thủy sản thực hiện chu trình thả bổ sung cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Sơn La. (Đợt 1, thả vào năm 2013 với 22.500 con cá giống các loại). Đợt này, thả 78.000 con cá giống, gồm các loại cá chép, mè trắng, mè hoa, lăng chấm, anh vũ, trị giá gần 250 triệu đồng