Gần 20 Nước Tham Gia Hội Thảo Về An Ninh Lương Thực

Ngày 16-8, Hiệp hội An toàn thực phẩm và an ninh lương thực Châu Á (AFSSA), cùng với Hiệp hội An toàn thực phẩm Nhật Bản đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội nghị quốc tế về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực lần 2 tại Đồng Nai.
Trong phiên khai mạc đã có hơn 100 đại biểu đến từ gần 20 nước trên thế giới trao đổi các vấn đề về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực khu vực châu Á, định hướng phát triển lương thực bền vững trong tương lai và lập kế hoạch hợp tác nghiên cứu về an toàn thực phẩm, an ninh lương thực.
Giáo sư Takashi Uemura, Chủ tịch Hội nghị cho rằng, những báo cáo, chia sẻ của các nhà khoa học đến từ nhiều tổ chức của các nước trên thế giới về vấn đề khoa học công nghệ liên quan đến an toàn thực phẩm và an ninh lương thực sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trên thế giới.
Hội nghị cũng tập trung chia sẻ ý tưởng, giải quyết các thách thức, thảo luận chiến lược và các chương trình hợp tác giữa các tổ chức, với mục đích cung cấp thực phẩm an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường từ các nước đang phát triển.
Ngoài ra, Hội nghị còn thảo luận thêm các chủ đề khác như: tác động của an ninh lương thực đến nền kinh tế, công nghệ và kỹ thuật sau thu hoạch, sản xuất an toàn và an ninh lương thực.
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 16 và 17-8.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 17/5, Tổng cục thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cùng dự có lãnh đạo huyện Cao Phong, thành viên ban chỉ đạo 188 của tỉnh (chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020).

Chiếm trên 90% diện tích cà phê của cả nước, Dak Lak nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có năng suất cũng như lượng xuất khẩu cà phê vào top đầu của thế giới.

Thực hiện các chương trình cải tạo, nâng cấp và phát triển đàn bò vàng Việt Nam, trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều dự án nhằm lai tạo và cải thiện đàn bò của tỉnh như Sind hóa, Zebu hóa đàn bò. Hiện nay, Vĩnh Phúc có tổng đàn bò trên 94.000 con, trong đó, đàn bò lai đã chiếm trên 70%.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi từ mô hình nuôi con năng suất thấp sang mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội đã triển khai thành công mô hình thí điểm nuôi cá chép lai cho năng suất cao.

Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.