Xuất Khẩu Gia Súc Từ Australia Sang Việt Nam Tăng Ấn Tượng

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn đánh giá của Hiệp hội thịt và vật nuôi Australia (MLA) cho biết kể từ năm tài chính 2011-2012, xuất khẩu gia súc sống từ Australia sang Việt Nam đã tăng gần 90 lần.
Số liệu mới nhất của MLA cho thấy chỉ trong ba năm, số gia súc xuất khẩu từ Australia sang Việt Nam đã tăng từ 1.500 con lên 131.000 con.
Theo Giám đốc điều hành Hiệp hội xuất khẩu gia súc sống Vùng Lãnh thổ Bắc Australia Ben Hindle, chỉ riêng tại Darwin, 49.000 gia súc đã được xuất sang Việt Nam, tăng 200% so với năm trước đó.
Tăng trưởng ấn tượng đó giúp Australia đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu gia súc sống trong quá trình tìm kiếm đầu ra cho mặt hàng này.
Trong kế hoạch thường niên được công bố hồi tháng 1/2014, MLA dự đoán xuất khẩu sang thị trường Việt Nam sẽ giảm dần vào năm 2014 và nhu cầu từ Indonesia tăng.
Tuy nhiên, con số kỷ lục hồi năm ngoái đã khiến Việt Nam trở thành khách hàng lớn thứ hai trong ngành buôn bán gia súc sống ở miền Bắc Australia.
Theo ông Hindle, việc Indonesia đề ra quy định giới hạn 350kg trọng lượng đối với gia súc nhập khẩu đã khiến các nhà xuất khẩu Australia phải tìm kiếm các thị trường mới và Việt Nam trở thành một điểm đến.
Ông Hindle nhận định Chính quyền Vùng Lãnh thổ Bắc Australia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành một đối tác thương mại lớn trong lĩnh vực này.
Các chuyên gia đã ở Việt Nam trong hơn hai năm qua để tư vấn công nghệ cho rất nhiều chuỗi cung ứng, giúp họ đáp ứng các quy định đối với gia súc giết mổ mà Australia đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, diện tích sản xuất theo cánh đồng lớn của tỉnh Cà Mau tăng đáng kể, đến nay trên 15.000 ha.

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay cả nước có gần 11.800 ha ca cao, trồng nhiều nhất là tỉnh Bến Tre, gần 2.800 ha, thấp nhất là Gia Lai 9,6 ha.

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác ở Tây Nguyên, nên trong những năm gần đây, nông dân đã ồ ạt trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, khiến diện tích hồ tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” nêu trên không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, để cây hồ tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và lâu dài.

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Sự kết hợp đồng bộ các giải pháp giữa địa phương và các nhà quản lý chuyên ngành đã đưa giá vải thiều Bắc Giang lên cao nhất trong 5 năm qua, đạt trung bình 15.000 đồng/kg; tổng giá trị sản xuất đạt 2.900 tỉ đồng.